Tai lieu on thi tuyển sinh lich su

Chia sẻ bởi Dương Xuân Sang | Ngày 16/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: tai lieu on thi tuyển sinh lich su thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH
a) Tình hình nước Anh trước cách mạng
- Kinh tế: Đầu thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.
+ Nông nghiệp: Có sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào nông nghiệp.
+ Công nghiệp: Công trường thủ công chiếm ưu thế, sản xuất tập trung và chuyên môn hóa cao.
+ Thương nghiệp: Đạt nhiều thành tựu to lớn, thị trường dân tộc hình thành.
- Xã hội: Tư sản, nông dân, quí tộc phong kiến, quí tộc mới. Quí tộc mới và tư sản giàu lên nhanh chóng.
- Chính trị: Chế độ phong kiến kìm hãm lực lượng sản xuất TBCN (Chuyên chế của vua Sac Lơ I)
b) Diễn biến cách mạng
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân sâu xa: Kinh tế TBCN phát triển, sự xuất hiện của quý tộc mới và giai cấp tư sản, quần chúng nhân dân bị bóc lột, căm ghét chế độ phong kiến.
+ Nguyên nhân trực tiếp: Dân Scottlen chống lại Vua Anh bắt họ theo Anh Giáo. Tài chính của vua Sác Lơ I gặp khó khăn dẫn đến vua Sác Lơ I đòi tăng thuế nhưng bị Quốc hội phản đối. Vua Sác Lơ I định dùng vũ lực đàn áp Quốc hội dẫn đến nội chiến bùng nổ.
- Sơ đồ diễn biến cách mạng:
/
c)Kết quả, tính chất và ý nghĩa
- Kết quả: Cách mạng tư sản Anh đã lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, tiến hành cuộc cách mạng mới, cuộc Cách mạng công nghiệp, từ đó đưa nước Anh trở thành một cường quốc về công nghiệp đầu tiên trên thế giới.
- Tính chất: + Đây là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
+ Mang tính hạn chế là: Sau cách mạng tàn dư phong kiến vẫn không xóa bỏ. Ruộng đất chưa thuộc sở hữu của nhân dân. Về chính quyền: Giai cấp tư sản không dám duy trì nền cộng hòa mà phải liên minh với các thế lực phong kiến, thành lập nhà nước Quân chủ Lập hiến.
- Ý nghĩa: + Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Là cuộc cách mạng TS đầu tiên có ý nghĩa lịch sử thế giới, mở ra thời đại mới – thời cận đại.

3. CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII
a) Nguyên nhân
- Nguyên nhân sâu xa
- Kinh tế: + Nông nghiệp: Lạc hậu, năng suất thấp, mất mùa, đời sống nhân dân khổ cực.
+ Công thương nghiệp: Phát triển, bị chế độ phong kiến kìm hãm, chưa thống nhất đơn vị đo lường tiền tệ.
- Chính trị: Duy trì chế độ Quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Lu-I XVI.
- Xã hội: + Đẳng cấp 1,2 (Tăng lữ, Quý tộc) có nhiều đặc quyền, đặc lợi, không đóng thuế. Đẳng cấp 3 (Tư sản, nhân dân, bình danh thành thị) đóng thuế, không có quyền lợi về chính trị.
( Mâu thuẫn xã hội sâu sắc, có nguy cỡ một cuộc cách mạng bùng nổ.
- Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng:
+ Trào lưu triết học anh sáng Pháp tiêu biểu là Môngtekiơ, Vôn-te, Rút-xô.
+ Lên án chế độ phong kiến lỗi thời, lạc hậu ủng hộ tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản.
( Tấn công vào chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng bùng nổ, định hướng cho 1 xã hội mới trong tương lai.
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Vua Lui-I ăn chơi xa xỉ, nợ 5 tỉ Livơrơ không có khả năng trả, tăng thuế.
+ Mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến với nông dân.
b) Diễn biến
- 14/7/1789: Quần chúng nhân dân tấn công ngục Baxti, cách mạng Pháp bùng nổ.
- Sau ngày 14/7 chính quyền chuyển sang phái tư sản.
- 8/1789: Thông qua bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền đề cao tự do, bình đẳng, bác ái.
- 9/1791: Thông qua hiến pháp mới thành lập chế độ quân chủ lập hiến (quyền lực của vua bị hạn chế ( vua cấu kết với các thế lực bên ngoài tấn công cách mạng)
- 4/1792: Liên minh Áo – Phổ tấn công cách mạng.
- 11/7/1792: Quốc hội tuyên bố tổ quốc lâm nguy ( quần chúng nhất loạt vũ trang đứng lên.


*Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập.
- 10/8/1792: Quần chúng Pari nổi dậy bắt giam vua
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Xuân Sang
Dung lượng: 40,44KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)