Tài liệu ôn thi HSG
Chia sẻ bởi Phạm Công Cẩn |
Ngày 12/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: Tài liệu ôn thi HSG thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD-ĐT THẠCH THÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH MINH
Đề thi chính thức
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2013 – 2014
MÔN THI: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4 điểm):
Viết đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau:
” Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông”
(“Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
Câu 2 (3 điểm):
Trong truyện ngắn “Làng“, Kim Lân luôn để nhân vật chính (ông Hai) dành tình yêu sâu nặng, cảm động hướng về làng Chợ Dầu. Vậy theo em, tại sao nhà văn không đặt tên truyện là “Làng Chợ Dầu“ mà lại lấy nhan đề cho truyện là “Làng”.
Câu 3 (3 điểm):
Nói về lòng ghen tị có người cho rằng: “giữa lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng xa cách như giữa xấu xa và đức hạnh ” còn Et-môn-đô-đơ khuyên: “Đừng để con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là con rắn độc làm gặm mòn khối óc và đồi bại con tim”. Hãy phát biểu những suy nghĩ của em về vấn đề nêu trên bằng một bài văn ngắn (không quá một trang giấy thi).
Câu 4 (10 điểm):
Mối quan hệ giữa bếp lửa đời và Bếp lửa trong thơ Bằng Việt.
—————————————- Hết —————————————-
Hướng dẫn giải đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Văn
Câu 1:
1. Về hình thức: Đoạn văn phải trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc. 2.Về nội dung: Đoạn văn chỉ ra đầy đủ và phân tích rõ giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng ở hai dòng thơ đã cho, từ đó làm rõ tài năng bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo để miêu tả cảnh: - Biện pháp nhân hoá; Quyên đã gọi hè -> âm thanh tiếng chim cuốc khắc khoải gọi hè báo hiệu bước đi của thời gian - Biện pháp ẩn dụ: Lửa lưụ -> hoa lựu nở trong như những đốm lửa . - Chơi chữ: điệp âm phụ âm “l” (lửa lựu lập loè) kết hợp với cách sử dụng từ láy tượng hình “lập loè” -> gợi tả chính xác màu sắc, trạng thái lấp ló,lúc ẩn lúc hiện của bông hoa lựu đỏ trong tán lá dưới ánh trăng. -> Sự quan sát tinh tế, khả năng sử dụng ngôn ngữ và tài năng tả cảnh bậc thầy của ngòi bút Nguyễn Du đã lột tả được cái hồn của cảnh. -> Tất cả làm hiện lên một bức tranh mùa hè đẹp, sinh động nơi làng quê yên ả, thanh bình.
Câu 2: Yêu cầu học sinh lí giải được vì sao Kim Lân không đặt tên truyện là “Làng Chợ Dầu” mà lại lấy nhan đề cho truyện là “Làng“. - Kim Lân không đặt tên cho truyện của mình là “Làng Chợ Dầu“, vì nhan đề này thiếu tính khái quát “Làng Chợ Dầu“là một danh từ riêng chỉ một làng quê cụ thể. Do đó, tình yêu làng được thể hiện cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi cá nhân ở một làng quê, một địa phương cụ thể mà thôi - Nhan đề “Làng” có tính khái quát cao. Làng là danh từ chung chỉ mọi làng quê trên đất nước ta. Vì vậy, đặt tên truyện là :”Làng“, Kim Lân muốn tác phẩm của mình không chỉ thể hiện tình yêu làng yêu nước của một nhân vật ông Hai, mà sâu rộng hơn, tác giả còn muốn nói đến một tình cảm bao trùm, phổ biến – đó là tình yêu làng quê, yêu đất nước – trong mọi người dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Câu 3: Yêu cầu chung * Về kỹ năng: -Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội dung lượng không quá một trang giấy viết -Bố cục bài viết mạch lạc ,diễn đạt lưu loát ,văn viết có cảm xúc chân thành. * Về kiến thức: - Học sinh hiểu đúng nghĩa của nhận định trên: khuyên con người ta trong cuộc sống không nên ghen tị. Yêu cầu cụ thể Bài làm cần đảm bảo những ý sau: Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu 2 ý kiến trên khái quát được ý nghĩa của cả 2 câu nói không nên để cho lòng ghen tị tồn tại dù chỉ là trong suy nghĩ mỗi người. Thân bài: - Nêu khái niệm về ghen tị và những biểu hiện của lòng ghen tị. - Phân biệt giữa ghen tị và thi đua: giữa ghen
Đề thi chính thức
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2013 – 2014
MÔN THI: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4 điểm):
Viết đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau:
” Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông”
(“Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
Câu 2 (3 điểm):
Trong truyện ngắn “Làng“, Kim Lân luôn để nhân vật chính (ông Hai) dành tình yêu sâu nặng, cảm động hướng về làng Chợ Dầu. Vậy theo em, tại sao nhà văn không đặt tên truyện là “Làng Chợ Dầu“ mà lại lấy nhan đề cho truyện là “Làng”.
Câu 3 (3 điểm):
Nói về lòng ghen tị có người cho rằng: “giữa lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng xa cách như giữa xấu xa và đức hạnh ” còn Et-môn-đô-đơ khuyên: “Đừng để con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là con rắn độc làm gặm mòn khối óc và đồi bại con tim”. Hãy phát biểu những suy nghĩ của em về vấn đề nêu trên bằng một bài văn ngắn (không quá một trang giấy thi).
Câu 4 (10 điểm):
Mối quan hệ giữa bếp lửa đời và Bếp lửa trong thơ Bằng Việt.
—————————————- Hết —————————————-
Hướng dẫn giải đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Văn
Câu 1:
1. Về hình thức: Đoạn văn phải trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc. 2.Về nội dung: Đoạn văn chỉ ra đầy đủ và phân tích rõ giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng ở hai dòng thơ đã cho, từ đó làm rõ tài năng bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo để miêu tả cảnh: - Biện pháp nhân hoá; Quyên đã gọi hè -> âm thanh tiếng chim cuốc khắc khoải gọi hè báo hiệu bước đi của thời gian - Biện pháp ẩn dụ: Lửa lưụ -> hoa lựu nở trong như những đốm lửa . - Chơi chữ: điệp âm phụ âm “l” (lửa lựu lập loè) kết hợp với cách sử dụng từ láy tượng hình “lập loè” -> gợi tả chính xác màu sắc, trạng thái lấp ló,lúc ẩn lúc hiện của bông hoa lựu đỏ trong tán lá dưới ánh trăng. -> Sự quan sát tinh tế, khả năng sử dụng ngôn ngữ và tài năng tả cảnh bậc thầy của ngòi bút Nguyễn Du đã lột tả được cái hồn của cảnh. -> Tất cả làm hiện lên một bức tranh mùa hè đẹp, sinh động nơi làng quê yên ả, thanh bình.
Câu 2: Yêu cầu học sinh lí giải được vì sao Kim Lân không đặt tên truyện là “Làng Chợ Dầu” mà lại lấy nhan đề cho truyện là “Làng“. - Kim Lân không đặt tên cho truyện của mình là “Làng Chợ Dầu“, vì nhan đề này thiếu tính khái quát “Làng Chợ Dầu“là một danh từ riêng chỉ một làng quê cụ thể. Do đó, tình yêu làng được thể hiện cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi cá nhân ở một làng quê, một địa phương cụ thể mà thôi - Nhan đề “Làng” có tính khái quát cao. Làng là danh từ chung chỉ mọi làng quê trên đất nước ta. Vì vậy, đặt tên truyện là :”Làng“, Kim Lân muốn tác phẩm của mình không chỉ thể hiện tình yêu làng yêu nước của một nhân vật ông Hai, mà sâu rộng hơn, tác giả còn muốn nói đến một tình cảm bao trùm, phổ biến – đó là tình yêu làng quê, yêu đất nước – trong mọi người dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Câu 3: Yêu cầu chung * Về kỹ năng: -Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội dung lượng không quá một trang giấy viết -Bố cục bài viết mạch lạc ,diễn đạt lưu loát ,văn viết có cảm xúc chân thành. * Về kiến thức: - Học sinh hiểu đúng nghĩa của nhận định trên: khuyên con người ta trong cuộc sống không nên ghen tị. Yêu cầu cụ thể Bài làm cần đảm bảo những ý sau: Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu 2 ý kiến trên khái quát được ý nghĩa của cả 2 câu nói không nên để cho lòng ghen tị tồn tại dù chỉ là trong suy nghĩ mỗi người. Thân bài: - Nêu khái niệm về ghen tị và những biểu hiện của lòng ghen tị. - Phân biệt giữa ghen tị và thi đua: giữa ghen
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Công Cẩn
Dung lượng: 38,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)