Tài liệu ôn thi 10

Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Luân | Ngày 12/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Tài liệu ôn thi 10 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

I. Dạng viết đoạn:
Đề bài 1: Với hình thức một bài văn ngắn ( không quá 1 trang giấy viết,trong đó có câu sử dụng thành phần trạng ngữ chỉ thời gian), hãy trình bày những hiểu biết cơ bản về Nguyễn Dữ và “Truyền kì mạn lục”.
*Gợi ý:
a. Về kĩ năng:
- Có hình thức một bài văn ngắn. Các câu trong đoạn, các đoạn trong bài liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức.
- Cấu trúc hai đơn vị kiến thức ( tác giả và tác phẩm) cân đối; chọn lọc các thông tin đảm bảo đủ kiến thức cơ bản và phù hợp với dung lượng ( khoảng 1 trang).
- Câu văn có thành phần trạng ngữ cần được chọn đặt ở vị trí thích hợp trong đoạn để đảm bảo logic. Đánh dấu thành phần trạng ngữ chỉ thời gian trong câu văn đó.
b, Về nội dung: Đảm bảo các ý cơ bản sau:

- Nguyễn Dữ quê ở Hải Dương, lànhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XVI. Trong giai đoạnđầy những biến động và khủng hoảng này của lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam,các tập đoàn phong kiến Lê – Mạc – Trịnh tranh giành quyền lực, gây nội chiếnliên miên trong đời sống xã hội. Chính vì thế, cũng như nhiều trí thức đươngthời, mặc dù Nguyễn Dữ nổi tiếng học rộng tài cao, nhưng ông chỉ làm quan mộtnăm rồi cáo quan về ở ẩn, nuôi mẹ già và chuyên chú đọc sách viết văn.
- "Truyền ki mạn lục" của Nguyễn Dữ là tác phẩm tiêu biểu cho thể truyền kì ở Việt Nam:
+ Về thể loại, tác phẩm là thể loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ Trung Quốc, thịnh hành từ đời Đường. Các nhà văn nước ta về sau đã tiếp nhận thể loại này để viết nên những tác phẩm phản ánh cuộc sống và con người.
+Nói đến “Truyền kì” là nói đến sự đan xen giữa thực và ảo, phản ánh hiện thực, kí thác tâm sự, những trải nghiệm của nhà văn.
+Đóng góp của Nguyễn Dữ ở“Truyền kì mạn lục” là việc mượn phương thức kì ảo dựa trên cốt truyện dân gian, ông đã phản ánh được xã hội Việt Nam đương thời, gửi vào đó tư tưởng tiến bộ và nhân đạo.
+“Truyền kì mạn lục” gồm 20 truyện, “Chuyện người con gái Nam Xương” là một tác phẩm tiêu biểu viết về người phụ nữ, được kế thừa từ truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”.
+Với thành tựu này, Nguyễn Dữ đã đưa thể loại truyền kì trung đại lên đỉnh cao.
Đề bài 2: Trong phạm vi mộtbài văn ngắn ( tối đa một trang giấy viết) hãy tóm tắt cốt truyện và nêu thànhcông nghệ thuật nổi bật của “Chuyện người con gái Nam Xương”. Trong bài, có sử dụngphép thế để liên kết các câu trong đoạn.
*Gợi ý:
a, Về kĩ năng, thực hiện như câu 1
Lưu ý dung lượng để tóm tắt tác phẩm ngắn gọn. Câu văn có sử dụng phép thế để liên kết cần được chú thích.
b, Về kiến thức:
- Tóm tắt tác phẩm:
“Chuyện người con gái Nam Xương” xoay quanh về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương – người con gái nhan sắc, đức hạnh. Nàng lấy chồng là Trương Sinh, con nhà hào phú nhưng ít học, có tính đa nghi và hay ghen. Cuộc sống gia đình đang êm ấm thì Trương Sinh phải đầu quân đi lính. Chàng đi đầy tuần,Vũ Nương sinh con trai, hết lòng nuôi dạy con, chăm sóc, lo ma chay cho mẹ già chu đáo và thủy chung đợi chồng. Đêm đêm, nàng thường trỏ bóng mình trên vách và nói với con đó là cha của bé. Giặc tan, Trương Sinh trở về, tin lời con nhỏ, nghi ngờ vợ thất tiết, nhục mạ,đánh đuổi nàng đi. Phẫn uất, Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn,sống dưới thủy cung. Sau, biết được sự thực về vợ mình, Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương, nàng trở về trên kiệu hoa,cờ tán vãn lọng, thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện với lời nói vọng rồi biến mất.
- Thành công nghệ thuật:
+ Xây dựng cốt truyện có phạm vi khái quát được hiện thực xã hội và đời sống.
+ Tạo được tình huống đơn giản mà đặc sắc làm nổi bật được tính chất éo le, bi kịch trong cuộc đời người phụ nữ xưa;làm rõ được cái trớ trêu đối với hạnh phúc của con người.
+ Miêu tả tính cách nhân vật một cách sắc sảo, già dặn. Nhân vật Vũ Nương hiện lên rõ nét cả về đức tính và thân phận. Việc nàng trỏ cái bóng nói là chồng để dỗ con, cái chết của nàng và việc nàng hiện về trên sông… tuy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thành Luân
Dung lượng: 119,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)