Tai Lieu on tap Hoa 9 HKII

Chia sẻ bởi Mai Tấn Lối | Ngày 30/04/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Tai Lieu on tap Hoa 9 HKII thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II
A. LÝ THUYẾT
1. Trình bày tính chất hoá học của các cac bon oxit. Tính chất hoá học của axit cacbonic và muối cacbonat. Viết các ptrình hoá học minh hoạ cho các tính chất đó.
2. Nguyên tắc sắp xếp, quy luật biến đổi và ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn
3. Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ (hoá trị các nguyên tử, mạch cacbon…). Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo, tính chất vl, tính chất hh, p.pháp điều chế (nếu có), nhận biết các hidrocacbon: mêtan, etilen, axetilen, benzen. Viết các ptr hh minh hoạ tính chất hh và điều chế (nếu có) của hidrocacbon trên.
4. Viết công thức cấu tạo của các hợp chất có công thức phân tử: C4H10, C4H8, C3H8O, C3H6
5. Nêu tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ. Cho biết thành phần và công dụng của khí thiên nhiên?
6. Nhiên liệu là gì? Nhiên liệu được phân loại như thế nào? Cách sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả?
7. Độ rượu là gì? Hãy giải thích ý nghĩa của số 450 ghi trên nhãn của các chai rượu. Tính số ml rượu etylic có trong 500ml rượu 450 ?
8. Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hoá học, phương pháp điều chế (nếu có), nhận biết các dẫn xuất của hidrocacbon như: rượu etylic, axit axetic, chất béo, glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulôzơ. Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học và điều chế (nếu có) của dẫn xuất hidrocacbon trên.
B. BÀI TẬP
1. Bài tập hoàn thành chuỗi biến hoá:
a) C2H4 → CH3 - CH2 - OH → CH3COOH → CH3COOC2H5 → CH3COONa
b) (C6H10O5)n → C6H12O6 → C2H5OH → CH3COOC2H5
c) C6H12O6 → C2H5OH → CH3COOH → CH3COO C2H5
d) C2H5OH → CH3COOH → CH3COONa
e) C12H22O11 → C6H12O6 → C2H5OH → C2H5ONa
2. Bài tập nhận biết:
a. Có 3 lọ mất nhãn đựng các dung dịch: Rượu etylic, axic axetic, hồ tinh bột. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch trong mỗi lọ nói trên (biết dụng cụ và hoá chất đủ).
b. Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch sau: Rươu etylic, axit axetic, glucozơ và nước. Bằng ppháp hhọc hãy nhận biết 4 dung dịch trên. Viết phương trình (nếu có).
c. Có 3 lọ đựng 3 chất khí: CH4, C2H4, H2. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các chất khí nói trên.
d. Hãy nhận biết 3 lọ khí sau bị mất nhãn : CH4, C2H4, CO2
e. Hãy nhận biết 3 chất lỏng sau bị mất nhãn C2H5OH, CH3COOH, C6H6
f. Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách phân biệt các chất sau đựng trong các bình riêng biệt bị mất nhãn.
- Axetilen, Metan, khí Cacbonic.
- Rượu etylic, Axit axetic, nước.
- Benzen, Rượu etylic, Axit axetic.
g. Nếu phương pháp hoá học nhận biết các chất rắn màu trắng sau:
- Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.
- Tinh bột, glucozơ, saccarozơ.
3. Các dạng BT tính toán :
* Dạng 1 : Lập CTHH
Bài 1: Đốt cháy 3 gam một chất hữu cơ A thu được 6,6 g CO2 và 3,6g H2O .
a/ Xác định công thức của A . Biết khối lượng phân tử cuả A là 60 đvC.
b/ Viết CTCT có thể có của A.
Bài 2: - Đốt cháy hoàn toàn 1,12 (l) một hiđrô cacbon ở thể khí thu được 3,36 (l) CO2 và 2,7 g hơi H2O.Xác đinh CTPT .
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam chất hữu cơ A chứa C, H, O. Thu được 4,48 lít CO2 ở đktc và 4,5 gam H2O.
a. XĐ CTPT của A biết d A/H2 = 37
b. Viết CTCT có thể có của A biết A có nhóm OH
c. Viết PT PƯ của A với Na
Bài 4: Phân tử hợp chất hữu cơ A có 2 nguyên tố. Khi đốt cháy 6g chất A thu được 10,8g nước. Hãy xác định công thức phân tử của hợp chất A. Biết khối lượng mol của A là 30 gam.
Bài 5: Đốt cháy 3 gam 1 chất hữu cơ A thu được 6,6g CO2 và 3,6g H2O.
a. xác định công thức của A biết khối lượng phân tử của A là 60 đvC.
b. Viết công thức cấu tạo có thể có của A.
Bài 6: Đốt cháy 4,5 gam 1 chất hc A thu được 6,6g CO2 và 2,7g H2O. Biết khối lượng mol của A là 60(g).
a. Xác định công thức phân tử của A.
b. Viết phương trình điều chế A từ tinh bột.
Bài 7: Đốt cháy 3 gam 1 chất hữu cơ A thu được 6,6g CO2 và 3,6g H2O.
a. xác định công thức của A biết khối lượng phân tử của A là 60 đvC.
b. Viết công thức cấu tạo có thể có của A.
Bài 8: Đốt cháy 4,5 gam 1 chất hc A thu được 6,6g CO2 và 2,7g H2O. Biết khối lượng mol của A là 60(g).
a. Xác định công thức phân tử của A.
b. Viết phương trình điều chế A từ tinh bột.
* Dạng 2 : bài tập hỗn hợp
Bài 1: Cho 2,8 lít hỗn hợp gồm hai chất là metan và etilen (đktc) lội qua dung dịch nước brom dư. Người ta thu được 4,7 gam đibrommetan. Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
Bài 2: Cho 2,8 lít hỗn hợp gồm hai chất là metan và etilen (đktc) qua dung dịch nước brom dư, lượng brom tham gia phản ứng là 4 gam.Tính thành phần phần trăm và thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp đầu
Bài 3: Dẫn 8,96 lít hỗn hợp khí etilen và axetilen vào bình đựng nước brom dư, Khi phản ứng xong nhận thấy khối lượng bình đựng dung dich brom tăng thênm 11gam.
a/ Xác định thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp?
b/ Nếu đốt 8,96 lít hỗn hợp trên thì còn bao nhiêu lít oxi và tạo ra bao nhiêu lít CO2 ? (các thể tích đo ở đktc.)
Bài 4: Đốt cháy 56ml hỗn hợp khí metan và axetilen cần phải dùng 134,4ml khí oxi.
a/ Tính thành phần phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.
b/Tính V CO2 sinh ra.(Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện t0 và áp suất)
Bài 5: Dẫn 6,72 lít hỗn hợp gồm C2H4 và CH4 qua bình đựng dd Brom. Thấy khối lượng bình tăng 5,6g.
a. Tính % các chất trong hỗn hợp theo V, theo m ?
b. Nếu đốt hỗn hợp trên. Tính V kkhí cần dùng biết V khí oxi = 1/5 Vkkhí
c. Cho CO2 ở trên sục vào 250ml dung dịch Ca(OH)2 2M. Xác định muối và tính khối lượng ? Biết V đều được đo ở ĐKTC
Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp CH4 và C2H2 thu được 8,96 lít CO2. Cho hoàn toàn khí CO2 sục vào 2 lít dung dịch NaOH 0,2M.
a.Tính C% các chất trong hỗn hợp theo khối lượng ? Theo V ?
b.Tính CM của dd sau phản ứng ? Biết V ddịch không đổi, Vkhí đều được đo ở đktc
Dạng 3 : BT về rượu, axit:
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 11,5 g rượu êtylic nguyên chất
a. Tính V kk cần dung biết O2 chiếm 20% về thể tích kk
b.Tính V khí CO2 sinh ra ( các khí ở đktc)
Bài 2: Đốt cháy 30 ml rượu êtylic chưa rõ độ rượu, cho toàn bộ sản phẩm cháy đi vào dd Ca(OH)2 dư thu được 100 g kết tủa.
a. Tính V kk (chứa 20% O2 thể tích kk) để đốt cháy lượng rượu đó.
b. Xđ độ rượu biết D rượu = 0,8g/ml.
Bài 3: Cho 112,5 ml rượu êtylic 920 (biết Drượu = 0,8 g/ml , D H2O = 1 g/ml) tác dụng với Na lấy dư: a.Tính khối lượng rượu nguyên chất
b.Tính thể tích khí thu được.
Bài 4: Cho Na dư vào 28,75 gam hh ben zen và rượu etylic trong đó benzene chiếm 60% về khối lượng rượu.
a. Viết PTPƯ
b.Tính V rượu đã dùng biết D rượu = 0,8 g/ml
c. Tính V H2 sinh ra ở đktc
Bài 5: Pha 60 ml Rượu 96o bằng 120ml nước cất thu được 180ml dung dịch rượu
a.Tính độ rượu của dung dịch rượu A
b. Cho Na dư t/d với dung dịch rượu A
c. Hãy tính V khí H2 thu được (biết D rượu = 0,8 g/ml , D H2O = 1 g/ml)
Bài 6: Khi lên men glucozơ , người ta thấy thoát ra 1,2lít khí CO2 ( đktc)
a/ Tính khối lượng rượu etylic tạo ra sau khi lên men.
b/ Tính khối lượng glucozơ đã lấy lúc ban đầu. Biết hiệu suất phản ứng là 80%.
Bài 7: Cho 7,6g hỗn hợp rượu etylic và axit axetic tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít H2 (đktc)
b. Đun nóng hỗn hợp trên với H2SO4 đ2 thu được bao nhiêu gam este ? Biết H = 80%
a. Tính % các chất trong hỗn hợp đầu?
Bài 8: Có hỗn hợp A gam rượu etylic và axit axetic. Cho 21,2 gam A phản ứng với Na dư thì thu được 4,48 lít khí điều kiện tiêu chuẩn. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A (C = 12, O = 16, H = 1).
Bài 9: Khi lên men dung dịch loãng của rượu etylic , người ta được giấm ăn
a./ Từ 10 lít rượu 80 có thể điều chế được bao nhiêu gam axit axetic ? Biết hiệu suất của quá trình lên men là 92% và rượu etylic có D= 0,8g/cm3.
Bài 10: a/ Tính m glucozơ cần để pha được 500ml dd glucozơ 5% có D = 1g/cm3.
b/ Cho 25 ml dung dịch axit axetic tác dụng hết với kim loại magiê. Cô cạn dung dịch sau phản ứng người ta thu được 0,71 gam muối.
b/ Nếu pha khối lượng axit axetic trên thành dung dịch giấm 4% thì khối lượng dd giấm là bao nhiêu ?
Bài 11: Cho 50 ml dd axit axetic t/d hoàn toàn với kim loại Mg. Cô cạn dd sau pư thu được 1,42 g muối khan.
a. Tính CM của dd và V H2 sinh ra ở đktc.
b. Để trung hòa 25 ml dd axit nói trên cần bao nhiêu ml dd NaOH 0,75M
Bài 12: Cho 12 g axit axetic t/d với 10 g rượu etylic có mặt H2SO4 đ, xt thì thu được 11 g etylaxetat tạo thành. Tính H của pư.
Bài 13: Cho 45 gam axit axetic tác dụng với 138 g rượu etylic có mặt H2SO4 xúc tác. Biết H phản ứng là 66 %. Tính số gam etyl axetat tạo thành.
Bài 14 : Nhỏ từ từ 400ml dd axit axetic vào 250 g dd A có chứa 11,44 g hh NaHCO3 và Na2CO3 tan trong H2O thì thấy không còn bọt khí bay ra.
a. Tính CM của dd axit đã dùng biết sau pư thu được 2,46 (l)CO2 đktc
b. Tính C% của các chất trong dd A.
Bài 15: Để trung hòa vừa đủ 100ml dung dịch NaOH 4M cần a gam CH3COOH.
a/ Tính a
b/ Cho a gam CH3COOH trên tác dụng với một lượng dư rượu etylic. Tính khối lượng este sinh ra nếu hiệu suất phản ứng là 60%
BÀI TẬP TRONG SGK
1. Viết PTHH (dãy biến đổi hoá học, điền CTHH…): bài 1 – 144; 3 – 149: sách giáo khoa.
2. Nhận biết các chất: bài 4 – 149; 2 – 152; 4 – 155; 3 – 158: sách giáo khoa; 42.2, 46.3,51.4 – sách bài tập.
3. Bài toán: + Xác định ct phân tử các chất: bài 5 – 122, 4 -133: sách giáo khoa; 50.4 – sách bài tập.
+ Tính theo PTHH: bài 7 – 143; 6 – 149: sách giáo khoa; 45.7: sách bài tập.
+ Toán hỗn hợp: bài 4,5 – 122: sách giáo khoa; 48.6 – sách bài tập.
Bài tập trắc nghiệm: bài 1 – 139; 3 – 143; 1,3 -147;1 – 158: sách giáo khoa và 44.2; 45.2; 47.3; 50.2; 51.3: sách bài tập + các câu trắc nghiệm của các bài kiểm tra chương IV và V
Bài tập thêm.
Dạng 1: Hoàn thành các dãy biến hoá sau:
a. Metan Axetilen Benzen
b. CaCO3 → CaO → CaC2 → C2H2 → C2H4 → C2H5OH → CH3COOH → CH3COONa
c. Saccarozơ → Glucozơ → rượuetylic → axitaxetic → etylaxetat → rượuetylic → etylen → polietilen.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Tấn Lối
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)