Tài liệu ngữ văn hk2

Chia sẻ bởi Dương Đình Tuấn | Ngày 12/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Tài liệu ngữ văn hk2 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

MÙA XUÂN NHO NHỎ
-Thanh Hải-
Câu 1. Hoàn cảnh sáng tác:
Tháng 11-1980 khi tác giả lâm trọng bênh, bài thơ ra đời không bao lâu trước khi tác giả mất. Mặc dù được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt ấy nhưng Mùa xuân nho nhỏ vẫn toát lên niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và cả những ước nguyện được hòa nhập, dâng hiến của tác giả.
Câu 2. Ý nghĩa nhan đề
Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo độc đáo, mới mẻ, là biểu tượng cho những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Nhan đề là sự kết hợp giữa danh từ “mùa xuân” với tính từ “nho nhỏ” gợi về hình ảnh một mùa xuân hữu hình cụ thể. Qua nhan đề và nội dung bài thơ, ta thấy ước nguyện của nhà thơ là muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường, chỉ là một “mùa xuân nho nhỏ” góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung. Từ đó, nhan đề cũng thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cái riêng với cái chung, cái cá nhân và cộng đồng. Đó chính là chủ đề, tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm qua bài thơ.
Câu 3. Chuyển đổi đại từ xưng hô
Trong phần đầu của bài thơ, tác giả dùng đại từ “tôi” nhưng sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “ta”. Đó là dụng ý nghệ thuật của chủ thể trữ tình, rất thích hợp với sự chuyển biến của cảm xúc và tư tưởng của bài thơ. Từ “tôi” trong câu “Tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu vừa biểu hiện một cái “tôi” cụ thể rất riêng của nhà thơ vừa thẻ hiện sự nâng niu, trân trọng vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân. Nếu thay bằng từ “ta” thì hoàn toàn không thích hợp với nội dung cảm xúc ấy. Còn trong phần sau, khi bày tỏ khát vọng được dâng hiến những giá trị tinh túy của đời mình cho cuộc đời chung thì đại từ “ta” lại tạo được sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước. Hơn nữa, khát vọng ấy không chỉ của riêng nhà thơ mà cái “tôi” của tác giả đã nói thay cho nhiều cái “tôi” khác và hóa thân thành cái” ta” đồng điệu hợn với tâm hồn người đọc.
Câu 4.Hãy viết đoạn văn khoảng 10-12 câu để làm rõ cảm nhận của nhà thơ về mùa xuân của đất nước, của cách mạng qua đoạn thơ
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.
Khổ thơ là những cảm nhận của tác giả về mùa xuân của đất nước, của cách mạng được thể hiện qua hai hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng”:
Hình ảnh dân tộc Việt Nam được kết tụ lại qua hình ảnh ẩn dụ “người cầm súng” và “người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc và lao động để xây dựng đất nước. Ý thơ không mới nhưng hình ảnh tạo ra sức gợi cho câu thơ chính là điệp từ “lộc”, đây vừa là hình ảnh gợi về lộc non chồi biếc của mùa xuân vừa là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sức sống vươn lên trỗi dậy, sức phát triển mạnh mẽ, là thành quả, là hạnh phúc. Vì vậy, người cầm súng giắt lộc để ngụy trang mà như mang theo cả sức xuân vào trận địa còn người ra đồng như gieo mùa xuân trên nương mạ, những con người ngày đêm hăng say lao động và chiến đấu ấy đã mang cả mùa xuân tới khắp mọi miền trên đất nước để gặt hái mùa xuân lớn về cho dân tộc. “Người cần súng” và “người ra đồng” không chỉ làm nên mùa xuân cho đất nước mà họ còn tạo nên giai điệu cho bản hợp xướng mùa xuân với những nhịp điệu “hối hả”, “xôn xao”:
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Tác giả lặp lại cấu trúc thơ qua điệp ngữ “Tất cả như” và sử dụng các tính từ láy “hối hả”, “xôn xao” cùng lối so sánh sánh trực tiếp đã diễn tả được không khí lên đường vừa khẩn trương vừa náo nức, làm tăng thêm cái sức xuân phơi phơi mãnh liệt trong mỗi con người và trong cả cộng đồng lớn là dân tộc.
Câu 5.Trình bày ấn tượng của em về đất nước qua bốn câu thơ
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Khố thơ là những suy ngẫm, tình cảm vừa xót thương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Đình Tuấn
Dung lượng: 47,83KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)