Tài liệu GVCN
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng |
Ngày 08/05/2019 |
26
Chia sẻ tài liệu: Tài liệu GVCN thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LÀO CAI
TẬP HUẤN
VỀ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
TRONG TRƯỜNG THCS
CHUYÊN ĐỀ :TỔ CHỨC
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH
MODULE
I. Vì sao GVCN phải giáo dục KNS cho HS và những KNS cần thiết cho HS THCS là gì?
I. Vì sao GVCN phải giáo dục KNS cho HS và những KNS cần thiết cho HS THCS:
1. Kĩ năng sống là gì?
2. Vì sao cần phải giáo dục KNS cho người học trong xã hội hiện đại?
3. Những KNS cần giáo dục cho HS THCS ở vùng thầy cô công tác?
Kĩ năng sống là gì?
1. KNS là năng lực, khả năng tâm lí - xã hội của con người có thể ứng phó với những thách thức trong cuộc sống, giải quyết các tình huống và giao tiếp có hiệu quả.
Vì sao cần GD KNS?
2. Trong xã hội hiện đại dễ nảy sinh những thách thức, nguy cơ rủi ro, muốn thành công và hạnh phúc con người cần được trang bị KNS.
3. Những KNS cần GD cho HS THCS
* Những KNS cốt lõi:
-Nhóm Kĩ năng nhận biết và sống với chính mình
-Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với người khác
-Nhóm kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề
* Những KNS để ứng phó với những vấn đề của lứa tuổi THCS:
-Phòng tránh lạm dụng Game
-Phòng tránh rủi ro trong quan hệ giới tính
-Phòng tránh sử dụng chất gây nghiện
-Phòng tránh bạo lực học đường
Thầy (Cô) đọc truyện:
“ Câu chuyện về Sơn,Nam, Dũng” và trả lời các câu hỏi sau:
1.Đặc điểm trong quan hệ/ giao tiếp/hành vi của ba cậu bạn trong câu chuyện trên có gì khác nhau?
2.Nam và Dũng có nhận thức được các tình huống và cảm xúc xuất hiện ở hai người có tương đồng không?
3. Cách ứng xử của Dũng khác Nam điều gì? Dũng đã có KN nào?
1.– Sơn có phong cách giao tiếp/quan hệ hiếu thắng/ áp đặt: đó là phong cách của một số người chỉ đứng từ phía quyền lợi của mình mà không nghĩ đến người khác.
- Nam có phong cách giao tiếp/quan hệ phụ thuộc/bị động: hành động không phải vì quyền lợi của mình mà luôn vị nể người khác, làm theo điều người khác muốn.
Dũng có phong cách giao tiếp/quan hệ dung hòa/kiên định : đó là phong cách nằm giữa hai kiểu phong cách quan hệ trên. Đó là người vừa bảo vệ quyền của mình nhưng không xem thường quyền của người khác.
2. Nam và Dũng đều nhận thức được tình huống và cảm xúc xuất hiện ở hai bạn là tương đồng: đều thấy nếu đi theo Sơn đánh nhau thì tình hình sẽ nghiêm trọng hơn, nên 2 bạn đều không muốn tham gia.
3. Dũng kiên quyết không tham gia đánh nhau, còn Nam vì nể, sợ nên nghe theo.
=> KN: Kiên định trong giao tiếp với người hiếu thắng ( Thuộc nhóm kĩ năng nhận biết và sống với chính mình)
Tổ chức trò chơi “ Cờ ca rô người”
Xếp 9 chiếc ghế thành ba hàng và quay về
một hướng.
Chia lớp học thành 2 nhóm: Mỗi nhóm cử 5 người chơi.
Cách chơi: Oản tù tì để chọn đội đi trước.Người chơi chọn bất kì chỗ ngồi nào…
Thảo luận:
1. Để giành được thắng lợi trong trò chơi vừa rồi mỗi người và toàn đội cần phải làm gì?
2. Trò chơi cần đến kĩ năng gì?
1. -Để giành được thắng lợi mỗi đội phải bàn bạc tìm ra nước cờ tối ưu để đảm bảo chiến thắng cho đội mình , rồi đưa ra quyết định và phân công từng thành viên thực hiện nước cờ của đội mình.
Khi vào chơi, tình huống thay đổi từng người chơi lại phải suy nghĩ, lựa chọn và sáng tạo ra những quyết định khác phù hợp trên cơ sở phân tích cái lợi/ bất lợi của các vị trí có thể lựa chọn.
2. KN: Quan sát, ra quyết định và giải quyết vấn đề.
II. Con đường, nguyên tắc GVCN tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho HS:
1. Thầy ( Cô) hãy cho biết mục tiêu , nhiệm vụ của giáo dục KNS cho HS.
2. GVCN có thể sử dụng những con đường nào để giáo dục KNS cho tập thể HS nói chung và HS có những hành vi, thói quen tiêu cực nói riêng.
3. Để thay đổi hành vi, thói quen tiêu cực
( Mang tính rủi ro) cho HS cần phải quán triệt các nguyên tắc nào.
1. - Mục tiêu của giáo dục KNS là tăng cường năng lực TL- XH, xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực cho HS.
- Nhiệm vụ:
+ Hình thành, củng cố thái độ, hành vi, cách ứng xử lành mạnh, mang tính xây dựng.
+Thay đổi suy nghĩ, niềm tin, thói quen, hành vi tiêu cực, có nguy cơ rủi ro thành những hành vi tích cực, an toàn.
2. Ngoài con đường lồng ghép qua môn học và hình thức , phương pháp tổ chức dạy học GVCN có thể GD KNS cho HS qua:
- Tổ chức các chủ đề giáo dục KNS chuyên biệt thông qua HĐNGLL
- Lồng ghép, tích hợp qua các chủ đề, các dạng HĐNGLL khác.
- Qua tiếp cận 4 trụ cột: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định.
- Qua xử lý các tình huống trong thực tiễn cuộc sống theo cách coi trọng tiếp cận kĩ năng sống.
- Qua tư vấn, tham vấn trực tiếp đối với cá nhân hoặc nhóm HS
3. Các nguyên tắc giáo dục KNS nhằm thay đổi hành vi tiêu cực, rủi ro cho HS:
- Tạo cơ hội cho HS học qua trải nghiệm
- Cung cấp kiến thức vừa đủ, tránh mang tính hàn lâm ( Kiến thức quá rộng, phức tạp, kinh điển, khó hiểu)
- Tập trung vào những thông điệp tích cực, rất hạn chế sử dụng những thông điệp mang tính đe dọa để động viên sự thay đổi hành vi cho HS
- Triển khai theo nhóm nhỏ, cần đủ thời gian để trải nghiệm và củng cố hành vi.
- Khuyến khích tư duy phê phán trong các tình huống lựa chọn.
- Sử dụng tác động của người có uy tín và phương pháp đồng đẳng.
- Phối hợp với gia đình, cộng đồng để tạo ra môi trường GD khuyến khích sự thay đổi hành vi tiêu cực, rủi ro.
- Phòng ngừa sự lặp lại thói quen cũ.
LÀO CAI
TẬP HUẤN
VỀ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
TRONG TRƯỜNG THCS
CHUYÊN ĐỀ :TỔ CHỨC
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH
MODULE
I. Vì sao GVCN phải giáo dục KNS cho HS và những KNS cần thiết cho HS THCS là gì?
I. Vì sao GVCN phải giáo dục KNS cho HS và những KNS cần thiết cho HS THCS:
1. Kĩ năng sống là gì?
2. Vì sao cần phải giáo dục KNS cho người học trong xã hội hiện đại?
3. Những KNS cần giáo dục cho HS THCS ở vùng thầy cô công tác?
Kĩ năng sống là gì?
1. KNS là năng lực, khả năng tâm lí - xã hội của con người có thể ứng phó với những thách thức trong cuộc sống, giải quyết các tình huống và giao tiếp có hiệu quả.
Vì sao cần GD KNS?
2. Trong xã hội hiện đại dễ nảy sinh những thách thức, nguy cơ rủi ro, muốn thành công và hạnh phúc con người cần được trang bị KNS.
3. Những KNS cần GD cho HS THCS
* Những KNS cốt lõi:
-Nhóm Kĩ năng nhận biết và sống với chính mình
-Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với người khác
-Nhóm kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề
* Những KNS để ứng phó với những vấn đề của lứa tuổi THCS:
-Phòng tránh lạm dụng Game
-Phòng tránh rủi ro trong quan hệ giới tính
-Phòng tránh sử dụng chất gây nghiện
-Phòng tránh bạo lực học đường
Thầy (Cô) đọc truyện:
“ Câu chuyện về Sơn,Nam, Dũng” và trả lời các câu hỏi sau:
1.Đặc điểm trong quan hệ/ giao tiếp/hành vi của ba cậu bạn trong câu chuyện trên có gì khác nhau?
2.Nam và Dũng có nhận thức được các tình huống và cảm xúc xuất hiện ở hai người có tương đồng không?
3. Cách ứng xử của Dũng khác Nam điều gì? Dũng đã có KN nào?
1.– Sơn có phong cách giao tiếp/quan hệ hiếu thắng/ áp đặt: đó là phong cách của một số người chỉ đứng từ phía quyền lợi của mình mà không nghĩ đến người khác.
- Nam có phong cách giao tiếp/quan hệ phụ thuộc/bị động: hành động không phải vì quyền lợi của mình mà luôn vị nể người khác, làm theo điều người khác muốn.
Dũng có phong cách giao tiếp/quan hệ dung hòa/kiên định : đó là phong cách nằm giữa hai kiểu phong cách quan hệ trên. Đó là người vừa bảo vệ quyền của mình nhưng không xem thường quyền của người khác.
2. Nam và Dũng đều nhận thức được tình huống và cảm xúc xuất hiện ở hai bạn là tương đồng: đều thấy nếu đi theo Sơn đánh nhau thì tình hình sẽ nghiêm trọng hơn, nên 2 bạn đều không muốn tham gia.
3. Dũng kiên quyết không tham gia đánh nhau, còn Nam vì nể, sợ nên nghe theo.
=> KN: Kiên định trong giao tiếp với người hiếu thắng ( Thuộc nhóm kĩ năng nhận biết và sống với chính mình)
Tổ chức trò chơi “ Cờ ca rô người”
Xếp 9 chiếc ghế thành ba hàng và quay về
một hướng.
Chia lớp học thành 2 nhóm: Mỗi nhóm cử 5 người chơi.
Cách chơi: Oản tù tì để chọn đội đi trước.Người chơi chọn bất kì chỗ ngồi nào…
Thảo luận:
1. Để giành được thắng lợi trong trò chơi vừa rồi mỗi người và toàn đội cần phải làm gì?
2. Trò chơi cần đến kĩ năng gì?
1. -Để giành được thắng lợi mỗi đội phải bàn bạc tìm ra nước cờ tối ưu để đảm bảo chiến thắng cho đội mình , rồi đưa ra quyết định và phân công từng thành viên thực hiện nước cờ của đội mình.
Khi vào chơi, tình huống thay đổi từng người chơi lại phải suy nghĩ, lựa chọn và sáng tạo ra những quyết định khác phù hợp trên cơ sở phân tích cái lợi/ bất lợi của các vị trí có thể lựa chọn.
2. KN: Quan sát, ra quyết định và giải quyết vấn đề.
II. Con đường, nguyên tắc GVCN tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho HS:
1. Thầy ( Cô) hãy cho biết mục tiêu , nhiệm vụ của giáo dục KNS cho HS.
2. GVCN có thể sử dụng những con đường nào để giáo dục KNS cho tập thể HS nói chung và HS có những hành vi, thói quen tiêu cực nói riêng.
3. Để thay đổi hành vi, thói quen tiêu cực
( Mang tính rủi ro) cho HS cần phải quán triệt các nguyên tắc nào.
1. - Mục tiêu của giáo dục KNS là tăng cường năng lực TL- XH, xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực cho HS.
- Nhiệm vụ:
+ Hình thành, củng cố thái độ, hành vi, cách ứng xử lành mạnh, mang tính xây dựng.
+Thay đổi suy nghĩ, niềm tin, thói quen, hành vi tiêu cực, có nguy cơ rủi ro thành những hành vi tích cực, an toàn.
2. Ngoài con đường lồng ghép qua môn học và hình thức , phương pháp tổ chức dạy học GVCN có thể GD KNS cho HS qua:
- Tổ chức các chủ đề giáo dục KNS chuyên biệt thông qua HĐNGLL
- Lồng ghép, tích hợp qua các chủ đề, các dạng HĐNGLL khác.
- Qua tiếp cận 4 trụ cột: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định.
- Qua xử lý các tình huống trong thực tiễn cuộc sống theo cách coi trọng tiếp cận kĩ năng sống.
- Qua tư vấn, tham vấn trực tiếp đối với cá nhân hoặc nhóm HS
3. Các nguyên tắc giáo dục KNS nhằm thay đổi hành vi tiêu cực, rủi ro cho HS:
- Tạo cơ hội cho HS học qua trải nghiệm
- Cung cấp kiến thức vừa đủ, tránh mang tính hàn lâm ( Kiến thức quá rộng, phức tạp, kinh điển, khó hiểu)
- Tập trung vào những thông điệp tích cực, rất hạn chế sử dụng những thông điệp mang tính đe dọa để động viên sự thay đổi hành vi cho HS
- Triển khai theo nhóm nhỏ, cần đủ thời gian để trải nghiệm và củng cố hành vi.
- Khuyến khích tư duy phê phán trong các tình huống lựa chọn.
- Sử dụng tác động của người có uy tín và phương pháp đồng đẳng.
- Phối hợp với gia đình, cộng đồng để tạo ra môi trường GD khuyến khích sự thay đổi hành vi tiêu cực, rủi ro.
- Phòng ngừa sự lặp lại thói quen cũ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)