Tài liệu di sản

Chia sẻ bởi Bùi Mai | Ngày 25/04/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Tài liệu di sản thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

Quảng Nam, ngày 18/08/2015
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM
TRIỂN KHAI SỬ DỤNG DI SẢN
TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
PHẦN I. DI SẢN VỚI GIÁO DỤC VÀ
DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1. Các vấn đề chung về di sản
- Di sản bao gồm di sản thiên nhiên và di sản văn hóa.
- Di sản văn hóa chia thành 2 loại: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
- Di sản văn hóa vật thể là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: là những sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Cụ thể gồm có:

+ Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc;
+ Ngữ văn dân gian: sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru…
+ Nghệ thuật trình diễn dân gian: âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác;
+ Tập quán xã hội: luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác;
+ Lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian…
* Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc anh em, trải qua quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền, kế thừa, tái sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay.
* Di sản văn hóa Việt Nam là bức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được Nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo vệ và phát huy thông qua Luật Di sản văn hóa năm 2001, sửa đổi năm 2009.
1. Các vấn đề chung về di sản
2. Ý nghĩa của di sản đối với hoạt động
dạy học, giáo dục phổ thông

- Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh:
Các di sản được sử dụng trong dạy học góp phần nâng cao tính trực
quan, giúp HS mở rộng khả năng tiếp cận với đối tượng, hiện tượng
liên quan đến bài học tồn tại trong di sản, tác động sâu sắc đến tình
cảm của các em.
- Giúp HS phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức:
Di sản là phương tiện quan trọng giúp HS rèn luyện một số kĩ năng
học tập như kĩ năng quan sát, thu thập, xử lí thông tin, vận dụng kiến
thức đã học để giải thích những hiện tượng, sự vật có trong di sản.
- Kích thích hứng thú nhận thức của HS.
- Phát triển trí tuệ và giáo dục nhân cách cho HS.
Góp phần phát triển các kĩ năng sống cho HS: giao tiếp, lắng nghe
tích cực, trình bày suy nghĩ, hợp tác, tư duy phê phán, đảm nhận trách
nhiệm, đặt mục tiêu, quản lí thời gian, tìm kiếm và xử lí thông tin…
- Tạo điều kiện tổ chức quá trình hoạt động của GV và HS.
3. Những di sản thường được sử dụng
trong dạy học, giáo dục ở trường phổ thông
Di sản ở Việt Nam vô cùng đa dạng, phong phú, có nhiều giá trị.
Tính đến 2012, Việt Nam có:
+ 07 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới;
+ 07 di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại;
+ 03 di sản thông tin tư liệu thế giới; Mộc bàn triều Nguyễn, 82 bia đá ở Văn Miếu Quốc tử giám, Mộc bàn kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm – Bắc Giang
+ 08 khu dự trữ sinh quyển của thế giới;
+ 01 di sản thiên nhiên thuộc mạng lưới công viên địa chất toàn cầu;
+ Trên 3000 di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia;
+ Đặc biệt là các hiện vật văn hóa trong cuộc sống hàng ngày, các di sản văn hóa phi vật thể đang sống trong cộng đồng rất giàu có nhưng ít được biết đến và khai thác.

* Di sản Việt Nam là nguồn tài nguyên vô tận để dạy và học suốt đời.
4. Trách nhiệm của nhà trường
phổ thông đối với di sản Việt Nam

Trách nhiệm giáo dục nâng cao nhận thức cho HS, góp phần bảo vệ di sản;


Trách nhiệm sử dụng di sản để dạy học.
PHẦN II: SỬ DỤNG DI SẢN
NHƯ MỘT PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Những yêu cầu về sử dụng di sản trong trường học:
Đảm bảo mục tiêu của Chương trình GDPT và mục tiêu giáo dục di sản.
Xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị chu đáo.
Phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tạo điều kiện cho HS trải nghiệm.
Kết hợp đa dạng các hình thức tổ chức thực hiện.
2. Các hình thức dạy học,
tổ chức hoạt động giáo dục với di sản
a. Khai thác, sử dụng tài liệu về di sản để tiến hành bài học ở trường phổ thông:
Tài liệu về di sản đóng vai trò là nguồn kiến thức, góp phần bổ sung, cụ thể hóa, làm phong phú hơn nội dung bài học mà do quy định số trang có hạn, SGK đã không đề cập tới.
GV phải tiến hành chọn lọc kĩ và xác minh tính chân thực của các tài liệu về di sản, sắp xếp các tài liệu đó thành hệ thống phù hợp với tiến trình bài học làm cho bài học sinh động hơn.
b. Tiến hành bài học tại nơi có di sản – Bài học tại thực địa:
Là hoạt động nội khóa, thực hiện theo nội dung quy định của chương trình, hoàn toàn khác với các hoạt động ngoại khóa tại di sản.
Nếu địa phương nơi đơn vị đóng có di sản liên quan đến những sự kiện lớn được ghi trong chương trình môn học thì có thể tiến hành bài học tại di sản. Nếu địa phương không có di sản liên quan đến kiến thức trong chương trình thì có thể tổ chức dạy học tại di sản những bài học về địa phương (lịch sử địa phương, địa lí địa phương, âm nhạc địa phương…)
2. Các hình thức dạy học,
tổ chức hoạt động giáo dục với di sản
c. Tổ chức tham quan ngoại khóa – Trải nghiệm di sản.
Là hình thức phổ biến, có hiệu quả trong các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông, thường được tổ chức vào đầu năm học hay dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm.
Việc tổ chức cần được chuẩn bị chu đáo, có kế hoạch cụ thể, có phối hợp, tránh các sự cố xảy ra.
d. Sử dụng di sản để tổ chức các hoạt động ngoại khóa khác.
Khai thác và sử dụng tư liệu về di sản để tổ chức triễn lãm, ra báo học tập.
Tổ chức thi tìm hiểu về di sản ở địa phương.
Kể chuyện, nói chuyện về di sản.
3. Một số phương pháp
dạy học với di sản
a. Việc sử dụng di sản trong dạy học ở một số bộ môn như Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc ở trường PT trước hết phải thông qua các phương pháp truyền thống phù hợp với từng môn học như:
Trình bày miệng;
Sử dụng đồ dùng trực quan;
Sử dụng trao đổi, đàm thoại;
Kết hợp các phương pháp trên.
b. Các phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại:
Học theo hợp đồng;
Dạy học theo dự án;
Sử dụng CNTT trong dạy học.
*Các cách phân loại trên chỉ là tương đối. Tùy vào thực tế khi tổ
chức bài dạy, có thể kết hợp nhiều hình thức, nhiều phương pháp.
TRÂN TRỌNG CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ GIÁO
KÍNH CHÚC SỨC KHỎE, HẠNH PHÚC, THÀNH ĐẠT!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)