TÁI LIỆU BD.HSG HÓA 9_HỮU CƠ.P1

Chia sẻ bởi Bùi Văn Dũng | Ngày 26/04/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: TÁI LIỆU BD.HSG HÓA 9_HỮU CƠ.P1 thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

HỢP CHẤT HỮU CƠ
(((

A. MỞ ĐẦU

I. KHÁI NIỆM:
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat, xianua –CN, cacbua…)
II. PHÂN LOẠI: Có hai loại:
1. Hiđrocacbon: là những hợp chất hữu cơ chỉ chứa 2 nguyên tố C và H. Ví dụ: CH4, C2H4, C2H2, C6H6…
2. Dẫn xuất của hiđrocacbon: là những hợp chất hữu cơ ngoài 2 nguyên tố C và H còn có các nguyên tố khác như O, N, S, halogen (F, Cl, Br, I)…Ví dụ: C2H6O, C2H4O2, CH3Cl, C2H4Br2… Dẫn xuất của hiđrocacbon gồm:
- Dẫn xuất Halogen R-X (trong đó R là gốc hiđrocacbon, X là halogen). Ví dụ: C2H4Br2; C2H5Cl;…
- Hợp chất hữu cơ có nhóm chức: R-OH; R-COOH;…Ví dụ: C2H5-OH; CH3-COOH;…
( Nhóm chức là nguyên tử hay nhóm nguyên tử xuất hiện trong các hợp chất hữu cơ, quyết định tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất hữu cơ đó.
Ví dụ: -OH (hiđroxyl, nhóm chức rượu); -COOH (cacboxyl, nhóm chức axit); -CHO (cacbanđêhit, nhóm chức anđêhit); R-COO-R`: nhóm chức este; R-O-R: nhóm chức ete; …

III. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO HỢP CHẤT HỮU CƠ:
1. Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử:
- Trong các hợp chất hữu cơ, C luôn có hóa trị IV; H hóa trị I; O hóa trị II; Cl, Br hóa trị I…
- Các nguyên tử liên kết nhau theo đúng hóa trị của chúng. Mỗi liên kết được biểu diễn bằng một nét gạch nối (–) giữa hai nguyên tử. H

Ví dụ: Mêtan CH4: H – C – H

H
2. Mạch cacbon:
- Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử C có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon.
- Có 3 loại mạch cacbon: mạch thẳng (không phân nhánh); mạch nhánh, và mạch vòng. Mạch thẳng và mạch nhánh gọi chung là mạch hở. Mạch vòng còn gọi là mạch kín.
Ví dụ:





Mạch thẳng (C4H10: butan) Mạch nhánh (C4H10: isobutan) Mạch vòng (C4H8: xiclobutan)

3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử:
- Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử.
Ví dụ: cùng CTPT là C2H6O nhưng lại có hai chất khác nhau là rượu etylic (chất lỏng) và đimêtyl ete (chất khí) là do trật tự liên kết giữa các nguyên tử của chúng khác nhau.

(rượu etylic) (đimetyl ête)


( THUYẾT CẤU TẠO HÓA HỌC (của Butletrop-1861):
1. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một trật tự nhất đinh. Thứ tự liên kết đó được gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó, tức là thay đổi cấu tạo hóa học, sẽ tạo ra hợpchất khác.
2. Trong phân tử hợpchất hữu cơ, cacbon có hóa tị IV. Nguyên tử cacbon không những có thể liên kết với nguyên tử các nguyên tố khác, mà còn có thể liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon.
3. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất, số lượng nguyên tử) và cấu tạo hóa học (thứ tự liên kết các nguyên tử).

4. Công thức phân tử và công thức cấu tạo:
a) Công thức phân tử và công thức đơn giản nhất:
- Công thức phân tử: cho biết thành phần định tính (chất gồm những nguyên tố nào) và thành phần định lượng (số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử của chất). Ví dụ: C6H12O6 là CTPT của glucozơ
- Công thức đơn giản nhất: cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử (biểu diễn bằng tỉ lệ tối giản các số nguyên). Ví dụ: CH2O
- Công thức tổng quát: Ví dụ CxHyOz (CTTQ có thể trùng hoặc là bội số của công thức đơn giản nhất CaHbOc).
CxHyOz = (CaHbOc)n. n có thể
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Văn Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)