Suy nghĩ về việc bồi dưỡn học sinh yếu kém
Chia sẻ bởi Trần Thị Thủy |
Ngày 12/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: Suy nghĩ về việc bồi dưỡn học sinh yếu kém thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Suy nghĩ về việc bồi dưỡng học sinh yếu kém
Có một triết gia đã viết:
“ Dìu dắt đàn em
Đánh thức tâm hồn
Mở rộng tầm nhìn
Định hướng tương lai
Đó là sứ mệnh của người thầy”.
Là những người giáo viên trực tiếp đứng trên bục giảng, chúng ta vui sướng, hạnh phúc và tự hào biết bao khi có những học sinh chăm ngoan, học giỏi, đạt thành tích cao trong học tập và cũng buồn lo, trăn trở rất nhiều khi còn có những học sinh yếu kém, sa sút trong học tập và rèn luyện. Vậy làm thế nào để không còn tình trạng học sinh yếu kém? Là một giáo viên đã qua nhiều năm bồi dưỡng học sinh học yếu, tôi xin đưa ra một số suy nghĩ và kinh nghiệm sau.
Trước hết người thầy cần tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao các em học lại học yếu, có rất nhiều nguyên nhân có thể kể đến như:
- Do bố mẹ các em chưa quan tâm, chăm lo, coi trọng việc học của con em.
- Do tâm lý của các em còn nhút nhát, rụt rè, không biết, không hiểu cũng không dám hỏi bạn bè, thầy cô.
- Do nhận thức của các em còn chậm, không theo kịp nhận thức của các bạn, giáo viên chưa có phương pháp phù hợp với các em.
- Vì học yếu nên các em dễ sinh ra chán nản, mặc cảm, buông xuôi, không tập trung trong giờ học nên kết quả học tập càng sa sút
- Do các em chưa có phương pháp tự học, tự tìm hiểu, chưa say mê trong học tập, chưa có mục đích, động cơ đúng đắn trong học tập.
Sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân, người thầy cần tìm cách giúp học sinh tháo gỡ, giải quyết những vấn đề trên.
1. Đối với học sinh còn thiếu sự quan tâm của bố mẹ, giáo viên cần trực tiếp gặp gỡ phụ huynh trao đổi và đề nghị phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình như tạo cho các em một góc học tập ở nhà, mua sắm cho các em có đủ đồ dùng, sách giáo khoa.Thường xuyên kiểm tra việc học tập của con em.Với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, éo le, giáo viên có thể vận động các bạn trong lớp hay thư viện nhà trường cho các em có đủ sách vở, đồ dùng để học tập.
2. Với những học sinh còn rụt rè, nhút nhát, giáo viên cần dành thới gian gần gũi, trò chuyện và giao cho các em những hoạt động tập thể, hoặc tổ chức nhóm học để các em nhanh chóng hòa đồng và tự tin, mạnh dạn hơn trong các hoạt động học tập và vui chơi. Hướng dẫn các em khi gặp bất cứ khó khăn gì nên trao đổi với thầy cô và bạn bè.
3. Với những em nhận thức còn chậm, chưa tập trung trong giờ học cần hướng dẫn các em phương pháp nghe, ghi chép. Giáo viên có thể đề nghị tổ chuyên môn hay BGH bố trí thời gian để kèm cặp thêm cho các em. (giáo viên cũng cần lựa chọn phương pháp dạy phù hợp với các em).
4. Với những em học sinh còn mặc cảm, tự ti, dễ chán nản, giáo viên cần kết hợp với các giáo viên bộ môn khác thường xuyên quan tâm động viên các em, khen ngợi các em khi các em có tiến bộ dù là rất nhỏ để các em phấn khởi, hứng thú với giờ học.
Cùng với những biện pháp tháo gỡ động viên về tâm lý, thái độ và tinh thần học tập như trên người thầy cần nghiên cứu và có phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu kém sao cho phù hợp với từng đối tượng, từng bộ môn.
Ví dụ: Với những học sinh học yếu về môn văn. Các em chưa có khả năng xác định nội dung, nghệ thuật của bài văn, chưa biết viết câu, viết đoạn văn trọn vẹn, đọc văn bản còn ấp úng, còn ngọng và sai lỗi chính tả.
Trong giờ học bồi dưỡng, phụ đạo cho các em, trước hết người thầy cần tạo cho các em tâm lý thoải mái trong giờ học: Người thầy nên khuyến khích các em cho biết ngắn gọn nọi dung một câu chuyện hay một bộ phim mà các em yêu thích, có thể giới thiệu một nhân vật mà các em ấn tượng nhất. Bởi đã là trẻ thơ em nào cũng thích đọc truyện tranh hay xem phim hoạt hình và thường hay ngưỡng mộ một nhân vật nào đó. . . Sau khi cho các em trình bày, giáo viên sẽ để cho các bạn khác nhận xét xem bạn đó trình bày nội dung có đầy đủ không, chính xác hay không và cho các em được bổ sung ý kiến. Qua đó người thầy có thể nói với các em rằng với những truyện tranh, bộ phim dài như vậy mà các em còn nhớ được chứng tỏ các em có đủ
Có một triết gia đã viết:
“ Dìu dắt đàn em
Đánh thức tâm hồn
Mở rộng tầm nhìn
Định hướng tương lai
Đó là sứ mệnh của người thầy”.
Là những người giáo viên trực tiếp đứng trên bục giảng, chúng ta vui sướng, hạnh phúc và tự hào biết bao khi có những học sinh chăm ngoan, học giỏi, đạt thành tích cao trong học tập và cũng buồn lo, trăn trở rất nhiều khi còn có những học sinh yếu kém, sa sút trong học tập và rèn luyện. Vậy làm thế nào để không còn tình trạng học sinh yếu kém? Là một giáo viên đã qua nhiều năm bồi dưỡng học sinh học yếu, tôi xin đưa ra một số suy nghĩ và kinh nghiệm sau.
Trước hết người thầy cần tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao các em học lại học yếu, có rất nhiều nguyên nhân có thể kể đến như:
- Do bố mẹ các em chưa quan tâm, chăm lo, coi trọng việc học của con em.
- Do tâm lý của các em còn nhút nhát, rụt rè, không biết, không hiểu cũng không dám hỏi bạn bè, thầy cô.
- Do nhận thức của các em còn chậm, không theo kịp nhận thức của các bạn, giáo viên chưa có phương pháp phù hợp với các em.
- Vì học yếu nên các em dễ sinh ra chán nản, mặc cảm, buông xuôi, không tập trung trong giờ học nên kết quả học tập càng sa sút
- Do các em chưa có phương pháp tự học, tự tìm hiểu, chưa say mê trong học tập, chưa có mục đích, động cơ đúng đắn trong học tập.
Sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân, người thầy cần tìm cách giúp học sinh tháo gỡ, giải quyết những vấn đề trên.
1. Đối với học sinh còn thiếu sự quan tâm của bố mẹ, giáo viên cần trực tiếp gặp gỡ phụ huynh trao đổi và đề nghị phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình như tạo cho các em một góc học tập ở nhà, mua sắm cho các em có đủ đồ dùng, sách giáo khoa.Thường xuyên kiểm tra việc học tập của con em.Với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, éo le, giáo viên có thể vận động các bạn trong lớp hay thư viện nhà trường cho các em có đủ sách vở, đồ dùng để học tập.
2. Với những học sinh còn rụt rè, nhút nhát, giáo viên cần dành thới gian gần gũi, trò chuyện và giao cho các em những hoạt động tập thể, hoặc tổ chức nhóm học để các em nhanh chóng hòa đồng và tự tin, mạnh dạn hơn trong các hoạt động học tập và vui chơi. Hướng dẫn các em khi gặp bất cứ khó khăn gì nên trao đổi với thầy cô và bạn bè.
3. Với những em nhận thức còn chậm, chưa tập trung trong giờ học cần hướng dẫn các em phương pháp nghe, ghi chép. Giáo viên có thể đề nghị tổ chuyên môn hay BGH bố trí thời gian để kèm cặp thêm cho các em. (giáo viên cũng cần lựa chọn phương pháp dạy phù hợp với các em).
4. Với những em học sinh còn mặc cảm, tự ti, dễ chán nản, giáo viên cần kết hợp với các giáo viên bộ môn khác thường xuyên quan tâm động viên các em, khen ngợi các em khi các em có tiến bộ dù là rất nhỏ để các em phấn khởi, hứng thú với giờ học.
Cùng với những biện pháp tháo gỡ động viên về tâm lý, thái độ và tinh thần học tập như trên người thầy cần nghiên cứu và có phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu kém sao cho phù hợp với từng đối tượng, từng bộ môn.
Ví dụ: Với những học sinh học yếu về môn văn. Các em chưa có khả năng xác định nội dung, nghệ thuật của bài văn, chưa biết viết câu, viết đoạn văn trọn vẹn, đọc văn bản còn ấp úng, còn ngọng và sai lỗi chính tả.
Trong giờ học bồi dưỡng, phụ đạo cho các em, trước hết người thầy cần tạo cho các em tâm lý thoải mái trong giờ học: Người thầy nên khuyến khích các em cho biết ngắn gọn nọi dung một câu chuyện hay một bộ phim mà các em yêu thích, có thể giới thiệu một nhân vật mà các em ấn tượng nhất. Bởi đã là trẻ thơ em nào cũng thích đọc truyện tranh hay xem phim hoạt hình và thường hay ngưỡng mộ một nhân vật nào đó. . . Sau khi cho các em trình bày, giáo viên sẽ để cho các bạn khác nhận xét xem bạn đó trình bày nội dung có đầy đủ không, chính xác hay không và cho các em được bổ sung ý kiến. Qua đó người thầy có thể nói với các em rằng với những truyện tranh, bộ phim dài như vậy mà các em còn nhớ được chứng tỏ các em có đủ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Thủy
Dung lượng: 33,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)