Suy nghĩ về đức tính trung thực
Chia sẻ bởi Ông Thị An Trinh |
Ngày 12/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: Suy nghĩ về đức tính trung thực thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đề bài: “Xin thầy hãy dạy cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử”. Từ ý kiến trên, em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong thi cử và cuộc sống.
Bài làm:
Hạnh phúc không phải một đích đến mà bản thân nó là một con đường. Đúng vậy, tuy con đường đó không trải đầy hoa hồng mà chứa đầy những trở ngại khó khăn nhưng khi cchúng ta vấp ngã rồi đứng dậy và vượt qua thì hạnh phúc sẽ đến. Đối với chuyện thi cử cũng vậy, điểm số cũng là một đích đến. Thế nhưng điểm số cao sẽ không làm cho chúng ta hạnh phúc khi đó không phải do thực lực của ta mà có. Còn nếu như chúng ta cố gắng và nỗ lực thì dù điểm số cao hay thấp thì đó cũng là thành quả của quá trình rèn luyện và phấn đấu nên ta có quyền ngẩng cao đầu với con điểm đó. Đấy chính là giá trị của sự trung thực. Chính vì lẽ đó nên khi viết thư gửi thầy hiệu trưởng để xin nhập học cho con, tổng thống Mĩ A.Lin-côn đã viết: “Xin thầy hãy dạy cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử”.
Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu trung thực là một đức tính của con người, có nghĩa là ngay thẳng, thật thà, không gian dối, là lời nói phải đi đôi với việc làm. Một con người trung thực là người “sống thật không chật với lòng”, không dối trá, là người tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải và có niềm tin vào công lí.
Từ cách giải thích trên, ta có thể thấy rằng trung thực là một phẩm chất tốt đẹp của con người, có nhiều ý nghĩa tích cực tới mọi mặt của đời sống.
Trước hết, tính trung thực thể hiện một nhân cách cao đẹp, đàng hoàng, ngay thẳng và thể hiện sự dũng cảm của người đó. Đối với học sinh đó là một điều vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Một học sinh trung thực là người dám làm, dám nhận, có sai thì sửa; là một người dám đối mặt với những khuyết điểm của bản thân và phấn đấu, khắc phục để biến nhược điểm thành ưu điểm. Chắc chắn học sinh đó là một người con ngoan, một công dân có ích cho xã hội.
Ai cũng biết rằng thi cử là để đánh giá chính xác kiến thức cũng như năng lực của mỗi học sinh. Trung thực trong thi cử là làm bài bằng năng lực vốn có của mình. Còn gian lận trong thi cử là làm mọi cách như quay cóp, dùng “phao”… để có được điểm số cao. Tổng thống Mĩ A.Lin-côn đã nói rằng “biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử”. “Vinh dự” ở đây có nghĩa là chiến thắng chính bản thân mình bởi chiến thắng chính mình là chiến thắng vĩ đại nhất. Những học sinh trung thực thà ngồi gặm bút trước bài khó dù không biết liệu có thể làm được hay không chứ nhất định không chịu đánh mất cái “tôi” để hạ mình đi quay cóp. Những người đó đã chiến thắng nỗi lo sợ, thất vọng để giữ vững được nhân phẩm của mình. Họ là những con người đáng được quý trọng. Và cái mà những người đó nhận được là sự đánh giá chính xác năng lực, ưu điểm, thiếu sót để từ đó thầy cô và phụ huynh đề ra những giải pháp, hướng đi đúng đắn đề ngày càng tiến bộ hơn. Nếu cả xã hội đều là những con người chân chính như thế thì xã hội đó sẽ văn minh, tiến bộ biết nhường nào, đất nước đó sẽ phát triển và vững mạnh biết bao!
Thế nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó. Xã hội cũng vậy. Bên cạnh những con nguòi liêm chính là những người gian dối và hền nhát. Những người đó họ không dám đối diện với chính mình. Họ luôn tìm mọi cách để đánh bóng bề ngoài, để có được cái danh hão huyền. Chính vì có những học sinh như vậy nên xã hội mới tồn tại các tình trạng như: ngồi nhầm lớp, học giả bằng thật… Và hậu quả của sự gian dối là không thể lường trước được. Chẳng hạn như: Tổng công ti cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam đã có sự gian dối trong công tác quản lí và vận chuyển nguyên vật liệu trong dự án lắp đặt đường ống cấp nước từ Sông Đà về Hà Nội dẫn đến hậu quả là vỡ đường ống 9 lần chỉ trong vòng 3 năm gây ảnh hưởng lớn đến hàng trăm nghìn người dân. Hay như các chất hoá học độc hại có trong các thực phẩm kém chất lượng không rõ nguồn gốc được nhập khẩu từ Trung Quốc đã ăn mòn sức khỏe của rất nhiều nguòi dân Việt Nam. Hoặc một ví dụ khác như y tá Nguyễn Thị Thuận chưa có
Bài làm:
Hạnh phúc không phải một đích đến mà bản thân nó là một con đường. Đúng vậy, tuy con đường đó không trải đầy hoa hồng mà chứa đầy những trở ngại khó khăn nhưng khi cchúng ta vấp ngã rồi đứng dậy và vượt qua thì hạnh phúc sẽ đến. Đối với chuyện thi cử cũng vậy, điểm số cũng là một đích đến. Thế nhưng điểm số cao sẽ không làm cho chúng ta hạnh phúc khi đó không phải do thực lực của ta mà có. Còn nếu như chúng ta cố gắng và nỗ lực thì dù điểm số cao hay thấp thì đó cũng là thành quả của quá trình rèn luyện và phấn đấu nên ta có quyền ngẩng cao đầu với con điểm đó. Đấy chính là giá trị của sự trung thực. Chính vì lẽ đó nên khi viết thư gửi thầy hiệu trưởng để xin nhập học cho con, tổng thống Mĩ A.Lin-côn đã viết: “Xin thầy hãy dạy cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử”.
Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu trung thực là một đức tính của con người, có nghĩa là ngay thẳng, thật thà, không gian dối, là lời nói phải đi đôi với việc làm. Một con người trung thực là người “sống thật không chật với lòng”, không dối trá, là người tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải và có niềm tin vào công lí.
Từ cách giải thích trên, ta có thể thấy rằng trung thực là một phẩm chất tốt đẹp của con người, có nhiều ý nghĩa tích cực tới mọi mặt của đời sống.
Trước hết, tính trung thực thể hiện một nhân cách cao đẹp, đàng hoàng, ngay thẳng và thể hiện sự dũng cảm của người đó. Đối với học sinh đó là một điều vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Một học sinh trung thực là người dám làm, dám nhận, có sai thì sửa; là một người dám đối mặt với những khuyết điểm của bản thân và phấn đấu, khắc phục để biến nhược điểm thành ưu điểm. Chắc chắn học sinh đó là một người con ngoan, một công dân có ích cho xã hội.
Ai cũng biết rằng thi cử là để đánh giá chính xác kiến thức cũng như năng lực của mỗi học sinh. Trung thực trong thi cử là làm bài bằng năng lực vốn có của mình. Còn gian lận trong thi cử là làm mọi cách như quay cóp, dùng “phao”… để có được điểm số cao. Tổng thống Mĩ A.Lin-côn đã nói rằng “biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử”. “Vinh dự” ở đây có nghĩa là chiến thắng chính bản thân mình bởi chiến thắng chính mình là chiến thắng vĩ đại nhất. Những học sinh trung thực thà ngồi gặm bút trước bài khó dù không biết liệu có thể làm được hay không chứ nhất định không chịu đánh mất cái “tôi” để hạ mình đi quay cóp. Những người đó đã chiến thắng nỗi lo sợ, thất vọng để giữ vững được nhân phẩm của mình. Họ là những con người đáng được quý trọng. Và cái mà những người đó nhận được là sự đánh giá chính xác năng lực, ưu điểm, thiếu sót để từ đó thầy cô và phụ huynh đề ra những giải pháp, hướng đi đúng đắn đề ngày càng tiến bộ hơn. Nếu cả xã hội đều là những con người chân chính như thế thì xã hội đó sẽ văn minh, tiến bộ biết nhường nào, đất nước đó sẽ phát triển và vững mạnh biết bao!
Thế nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó. Xã hội cũng vậy. Bên cạnh những con nguòi liêm chính là những người gian dối và hền nhát. Những người đó họ không dám đối diện với chính mình. Họ luôn tìm mọi cách để đánh bóng bề ngoài, để có được cái danh hão huyền. Chính vì có những học sinh như vậy nên xã hội mới tồn tại các tình trạng như: ngồi nhầm lớp, học giả bằng thật… Và hậu quả của sự gian dối là không thể lường trước được. Chẳng hạn như: Tổng công ti cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam đã có sự gian dối trong công tác quản lí và vận chuyển nguyên vật liệu trong dự án lắp đặt đường ống cấp nước từ Sông Đà về Hà Nội dẫn đến hậu quả là vỡ đường ống 9 lần chỉ trong vòng 3 năm gây ảnh hưởng lớn đến hàng trăm nghìn người dân. Hay như các chất hoá học độc hại có trong các thực phẩm kém chất lượng không rõ nguồn gốc được nhập khẩu từ Trung Quốc đã ăn mòn sức khỏe của rất nhiều nguòi dân Việt Nam. Hoặc một ví dụ khác như y tá Nguyễn Thị Thuận chưa có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ông Thị An Trinh
Dung lượng: 15,05KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)