Sự thật về tướng cướp Người không mang họ - kI 3.doc
Chia sẻ bởi Lê Trọng Châu |
Ngày 11/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: Sự thật về tướng cướp Người không mang họ - kI 3.doc thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Sự thật về tướng cướp Người không mang họ - Kỳ 3: Giăng lưới
TP - Giăng lưới bắt băng nhóm cướp giật do Toọng cầm đầu, Công an Nghệ Tĩnh lập chuyên án, huy động 40 cảnh sát phối hợp bộ đội đặc công mai phục tại chợ, ga tàu, bến xe, nhưng vẫn bất thành. Cuối cùng, tướng cướp khét tiếng lại bị một chiến sỹ trinh sát quật ngã.
Sa cơ
Không thể để cho Trương Sỏi- Toọng tiếp tục lộng hành, Ty Công an Nghệ Tĩnh lập chuyên án phá băng cướp, 40 cảnh sát được lệnh bí mật tỏa về mai phục tại các điểm nóng:
Ga tàu, bến xe, chợ Vinh. Một bộ phận bộ đội đặc công đóng tại Nghi Xuân cũng được điều động sang.
Bị đánh động, Đại ca Toọng lui về hậu cứ ẩn nấp, chờ thời cơ. Sống lẩn trốn, chui rúc và bị đuổi rát, nguồn dự trữ cướp được cạn dần, băng nhóm tội phạm buộc phải mò ra đường.
“Võ nghệ của Toọng không đúng như lời thêu dệt, đồn đại. Nhưng hơn đám đàn em ở chỗ, Toọng có máu liều”, một cựu trinh sát công an thành phố Vinh từng tham gia truy quét băng nhóm của Đệ nhị mãi võ nhận xét. Liều và lỳ, không ngại chiến đấu, có lẽ đấy là điểm mạnh nhất của Đại ca Toọng khiến y dằn mặt, cai trị được đám đàn em đầu gấu.
Lúc này, địa bàn hoạt động của chúng không chỉ ở thành Vinh, mà vươn ra tận Thanh Hóa, vào Đồng Hới (Quảng Bình), Đông Hà (Quảng Trị). Lang bạt kỳ hồ, cuối cùng Trương Hiền lại quay về đất Vinh.
Tháng Tư năm 1978. Trận gió Lào đầu mùa nắng vượt qua dãy Trường Sơn, đổ lửa vào đất Nghệ Tĩnh. Dưới nắng gió gay gắt, trinh sát Nguyễn Văn Bình cùng anh Nguyễn Văn Học, cán bộ giữ kho tang vật, đi tuần tra dọc khu phố 3. Ngang qua chợ Vinh, trinh sát Bình phát hiện Toọng xuất hiện trước cổng chợ. Lập tức, anh ra hiệu cho đồng đội kéo mũ lá che mặt.
Nguyễn Văn Bình đi vòng ra sau lưng tên cướp, áp sát. Cánh tay vạm vỡ của chàng cảnh sát trẻ túm lấy cổ áo Toọng, miệng hô: “Trương Hiền, anh đã bị bắt!”.
Nhanh như chớp, Toọng rút từ thắt lưng ra khẩu súng, nã đạn về phía sau. Ba phát đạn vang lên chói tai. Bà con tiểu thương kêu lên: “Thằng Toọng bắn chết anh Bình rồi!”.
Cựu Phó trưởng CATP Vinh Nguyễn Thanh Huyền (bìa phải) và đồng đội Nguyễn Văn Trưng, những người trực tiếp hỏi cung tướng cướp Toọng ngày ấy
Tướng cướp tiếp tục bóp cò. Viên thứ tư, đạn không nổ! Bình ôm chặt lấy tên tội phạm, vật ngã xuống ao rau muống bên cạnh đường. Bình thở dốc: “Một là tau chết! Hai là mi chết!”.
Nguyễn Văn Học lựa thế, áp sát, giúp đồng nghiệp bẻ quặt tay tướng cướp ra sau lưng. Bà con tiểu thương ùa đến, quăng vào sợi dây thừng. Hai chiến sỹ cảnh sát trói chặt Đệ nhị mãi võ, giải về đồn. Trên đường đi, người dân khu phố 3 thấy Toọng, giận giữ lao vào đánh hội đồng.
“Tướng cướp Toọng luôn mang theo súng trong người. Anh không sợ chết sao?”, tôi hỏi anh Bình.
“Thấy là bắt! Thú thực lúc đó, tôi chẳng nghĩ gì nữa!”, thiếu tá Bình nhớ lại.
Khẩu súng thứ hai thu được, đạn đã lên nòng. Khám người Toọng, cơ quan điều tra thu giữ 10 viên đạn loại K54.
Giải cứu Đại ca
Toọng bị giam giữ tại Công an thành phố Vinh (đường Nguyễn Thị Minh Khai). Một đêm mùa hè oi ả, Tổ trưởng tổ CSĐT hình sự Nguyễn Thanh Huyền (sau này trở thành Phó trưởng Công an thành phố Vinh) được chỉ huy phân công trực tại trụ sở. Trời gần sáng, đang thiu thiu ngủ, chợt anh Huyền nghe có tiếng con gái khẽ gọi: “Cán bộ dậy đi, có người vào!”.
Đó là tiếng gọi của Ngãi, cô gái giang hồ bị nhốt chung phòng với một nữ phạm nhân.
Tổ trưởng Huyền choàng tỉnh, vớ lấy khẩu AK để đầu giường, chạy ra phía nhà tạm giữ. Anh nhận ra đồng đảng của tên tướng cướp đang mon men đến cánh cửa, định đột nhập giải cứu Đại ca Toọng.
“Dừng lại, không tôi bắn!”, Nguyễn Thanh Huyền đanh giọng.
Mấy bóng đen vụt chạy. Tổ trưởng Huyền đuổi theo, bắn chỉ thiên. Khi xung quanh yên ắng trở lại, anh đi về phía nhà tạm giữ kiểm tra. Sau song sắt, Toọng gục đầu giả vờ ngủ.
Lại nói về Ngãi, nhân tình của tướng cướp Toọng. Cô này vốn là thanh niên xung phong tại R, Quảng Trị. Sau
TP - Giăng lưới bắt băng nhóm cướp giật do Toọng cầm đầu, Công an Nghệ Tĩnh lập chuyên án, huy động 40 cảnh sát phối hợp bộ đội đặc công mai phục tại chợ, ga tàu, bến xe, nhưng vẫn bất thành. Cuối cùng, tướng cướp khét tiếng lại bị một chiến sỹ trinh sát quật ngã.
Sa cơ
Không thể để cho Trương Sỏi- Toọng tiếp tục lộng hành, Ty Công an Nghệ Tĩnh lập chuyên án phá băng cướp, 40 cảnh sát được lệnh bí mật tỏa về mai phục tại các điểm nóng:
Ga tàu, bến xe, chợ Vinh. Một bộ phận bộ đội đặc công đóng tại Nghi Xuân cũng được điều động sang.
Bị đánh động, Đại ca Toọng lui về hậu cứ ẩn nấp, chờ thời cơ. Sống lẩn trốn, chui rúc và bị đuổi rát, nguồn dự trữ cướp được cạn dần, băng nhóm tội phạm buộc phải mò ra đường.
“Võ nghệ của Toọng không đúng như lời thêu dệt, đồn đại. Nhưng hơn đám đàn em ở chỗ, Toọng có máu liều”, một cựu trinh sát công an thành phố Vinh từng tham gia truy quét băng nhóm của Đệ nhị mãi võ nhận xét. Liều và lỳ, không ngại chiến đấu, có lẽ đấy là điểm mạnh nhất của Đại ca Toọng khiến y dằn mặt, cai trị được đám đàn em đầu gấu.
Lúc này, địa bàn hoạt động của chúng không chỉ ở thành Vinh, mà vươn ra tận Thanh Hóa, vào Đồng Hới (Quảng Bình), Đông Hà (Quảng Trị). Lang bạt kỳ hồ, cuối cùng Trương Hiền lại quay về đất Vinh.
Tháng Tư năm 1978. Trận gió Lào đầu mùa nắng vượt qua dãy Trường Sơn, đổ lửa vào đất Nghệ Tĩnh. Dưới nắng gió gay gắt, trinh sát Nguyễn Văn Bình cùng anh Nguyễn Văn Học, cán bộ giữ kho tang vật, đi tuần tra dọc khu phố 3. Ngang qua chợ Vinh, trinh sát Bình phát hiện Toọng xuất hiện trước cổng chợ. Lập tức, anh ra hiệu cho đồng đội kéo mũ lá che mặt.
Nguyễn Văn Bình đi vòng ra sau lưng tên cướp, áp sát. Cánh tay vạm vỡ của chàng cảnh sát trẻ túm lấy cổ áo Toọng, miệng hô: “Trương Hiền, anh đã bị bắt!”.
Nhanh như chớp, Toọng rút từ thắt lưng ra khẩu súng, nã đạn về phía sau. Ba phát đạn vang lên chói tai. Bà con tiểu thương kêu lên: “Thằng Toọng bắn chết anh Bình rồi!”.
Cựu Phó trưởng CATP Vinh Nguyễn Thanh Huyền (bìa phải) và đồng đội Nguyễn Văn Trưng, những người trực tiếp hỏi cung tướng cướp Toọng ngày ấy
Tướng cướp tiếp tục bóp cò. Viên thứ tư, đạn không nổ! Bình ôm chặt lấy tên tội phạm, vật ngã xuống ao rau muống bên cạnh đường. Bình thở dốc: “Một là tau chết! Hai là mi chết!”.
Nguyễn Văn Học lựa thế, áp sát, giúp đồng nghiệp bẻ quặt tay tướng cướp ra sau lưng. Bà con tiểu thương ùa đến, quăng vào sợi dây thừng. Hai chiến sỹ cảnh sát trói chặt Đệ nhị mãi võ, giải về đồn. Trên đường đi, người dân khu phố 3 thấy Toọng, giận giữ lao vào đánh hội đồng.
“Tướng cướp Toọng luôn mang theo súng trong người. Anh không sợ chết sao?”, tôi hỏi anh Bình.
“Thấy là bắt! Thú thực lúc đó, tôi chẳng nghĩ gì nữa!”, thiếu tá Bình nhớ lại.
Khẩu súng thứ hai thu được, đạn đã lên nòng. Khám người Toọng, cơ quan điều tra thu giữ 10 viên đạn loại K54.
Giải cứu Đại ca
Toọng bị giam giữ tại Công an thành phố Vinh (đường Nguyễn Thị Minh Khai). Một đêm mùa hè oi ả, Tổ trưởng tổ CSĐT hình sự Nguyễn Thanh Huyền (sau này trở thành Phó trưởng Công an thành phố Vinh) được chỉ huy phân công trực tại trụ sở. Trời gần sáng, đang thiu thiu ngủ, chợt anh Huyền nghe có tiếng con gái khẽ gọi: “Cán bộ dậy đi, có người vào!”.
Đó là tiếng gọi của Ngãi, cô gái giang hồ bị nhốt chung phòng với một nữ phạm nhân.
Tổ trưởng Huyền choàng tỉnh, vớ lấy khẩu AK để đầu giường, chạy ra phía nhà tạm giữ. Anh nhận ra đồng đảng của tên tướng cướp đang mon men đến cánh cửa, định đột nhập giải cứu Đại ca Toọng.
“Dừng lại, không tôi bắn!”, Nguyễn Thanh Huyền đanh giọng.
Mấy bóng đen vụt chạy. Tổ trưởng Huyền đuổi theo, bắn chỉ thiên. Khi xung quanh yên ắng trở lại, anh đi về phía nhà tạm giữ kiểm tra. Sau song sắt, Toọng gục đầu giả vờ ngủ.
Lại nói về Ngãi, nhân tình của tướng cướp Toọng. Cô này vốn là thanh niên xung phong tại R, Quảng Trị. Sau
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Trọng Châu
Dung lượng: 75,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)