Sử dụng và bảo quản TBDH môn sinh

Chia sẻ bởi Lê Thị Phương Mai | Ngày 04/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Sử dụng và bảo quản TBDH môn sinh thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

SỬ DỤNG, BẢO QUẢN THIẾT BỊ MÔN SINH HỌC
TRONG TRƯỜNG THCS
Mục tiêu: Giúp học viên:
Nêu tên và biết sử dụng các loại thiết bị được dùng trong dạy học Sinh học ở trường Trung học phổ thông.
Biết cách thức tổ chức quản lí và bảo quản thiết bị một cách khoa học, hiệu quả.
Biết cách làm được một số các phương tiện dạy học Sinh học: làm mẫu, làm tiêu bản,…

Nội dung môn học:
Phần I: Giới thiệu các loại thiết bị và cách sử dụng
Phần II: Bảo quản các loại thiết bị
Phần III: Cách làm tiêu bản, làm mẫu phục vụ giảng dạy.
Phần IV: Chuẩn bị và tiến hành một số bài thí nghiệm trong chương trình THPT
Phần I: Giới thiệu các loại thiết bị và cách sử dụng
Dụng cụ quang học.
Kính lúp.
Kính hiển vi
Kính lúp 1 mắt cầm tay
x5; x7 hay x10; x15
Kính lúp 2 mắt soi nổi
6,3x và 25x
0,63; 1; 1,6; 2; 2,5; 4; 7
Kính hiển vi
Cấu tạo:
8x, 10x, 15x
S10/025, 160/017; S40/065, 160/017; S100/125 oil
Kính hiển vi
Các loại KHV
Kính hiển vi
Các loại KHV
Sử dụng kính hiển vi
Lắp đặt kính
Lấy ánh sáng,
Chỉnh tiêu cự, lấy nét
Quan sát tiêu bản, mẫu vật
Chuyển bội giác (đối với vật kính)
Sử dụng vật kính dầu (vật kính chìm)
Một số chú ý khi sử dụng
Bảo quản kính hiển vi
Đối với bộ phận cơ học
Đối với bộ phận quang học
2. Dụng cụ cơ học
Bộ dụng cụ giải phẫu (bộ đồ mổ)
Khay mổ và tấm kê
Quả bóp cao su.
Dụng cụ giâm, chiết, ghép.
Dao, kéo cắt cây (dụng cụ làm vườn)
Xẻng đào đất.
Thước kẹp palme
Vợt côn trùng
Vợt cá:
Bộ dụng cụ giải phẫu (bộ đồ mổ)
Khay mổ và tấm kê
Dụng cụ làm vườn (Dao, kéo cắt cây,xẻng)
Giá thí nghiệm sinh học

Dùng để treo ếch làm thí nghiệm co cơ, hoặc để treo ống nghiệm đựng nước vôi xác định CO2 trong khí thở ra.
Vợt côn trùng, vợt cá

Vợt thuỷ sinh

Thước kẹp palme

Hộp, lọ đựng mẫu

Hộp lồng nuôi côn trùng

Lồng có kích thước dài 50cm, rộng 30-35cm, cao 40cm. Xung quanh là lưới nhựa loặc lưới kim loại, 1 mặt bên hoặc mặt trên có cửa nhỏ.
Bình độc thu mẫu côn trùng

Cyanua kali- KCN
Túi đựng bướm

Dùng giấy báo hoặc giấy viết để gấp các túi đựng bướm. Làm hộp bằng kim loại hay nhựa để đựng các túi giấy ép bướm.
Giá ép bướm

Dùng để định hình bướm luôn ở trạng thái mở rộng 2 cánh.
Nên dùng gỗ thông mềm để dễ cắm ghim trên đó, giá dài 30cm, 2 bên là 2 bản gỗ đặt nghiêng theo độ mở của cánh bướm, trong đó 1 bên di chuyển được để cho khe ở giữa rộng ra hay hẹp vào đủ cho thân bướm lọt xuống.
Giá ép bướm
Hộp trưng bày mẫu vật

Hộp dùng để trưng bày mẫu côn trùng được làm bằng gỗ kính hoặc nhôm kính. Bên trong lót 1 lớp xốp ở đáy để dễ dàng ghim côn trùng. Kích thước hộp 25x35cm hay 30x40cm, dày 5-7cm.
Kẹp rắn.

Được làm bằng kim loại, nhẹ dễ cầm, dài khoảng 0,8-1m. Chỗ tay cầm có cò, đầu cùng là kẹp, khi bắt rắn ta bóp cò để kẹp rắn cố định ở đầu kẹp.
III. Dụng cụ thuỷ tinh
Đĩa petri.
Đĩa đồng hồ.
Ống nghiệm.
Móc thuỷ tinh
Đũa thuỷ tinh:
Bể kính nuôi sinh vật thuỷ sinh.
Bô can.
ống đong
Cốc thuỷ tinh
Lam kính + lamen
Chuông thuỷ tinh.
Bình hút ẩm.
Dụng cụ thuỷ tinh
Dụng cụ thuỷ tinh
Dụng cụ thuỷ tinh
Dụng cụ thuỷ tinh, sứ
Dụng cụ thuỷ tinh
IV. Các loại máy móc
Máy ghi hoạt động Tim-Cơ
Máy ghi công cơ
Máy đo huyết áp (Huyết áp kế)
Máy đo dung tích phổi (Phế dung kế)
Máy đo nhiệt độ cơ thể (Nhiệt kế)
Các loại cân
Máy ghi hoạt động Tim-Cơ
Trụ để cuộn giấy
Trụ định hướng băng giấy
Trụ quay (kéo băng giấy)
Đòn ghi (cần ghi)
Bút ghi
Đối trọng
Kẹp tim
Trụ đòn ghi
Giá đỡ hệ thống đòn ghi
ốc điều chỉnh hệ bút ghi
Núm điều chỉnh trụ quay
Công tắc điều chỉnh
ổ cắm nguồn điện vào
Đèn báo hiệu
Núm điều chỉnh tần số kích xung
ổ cắm cho xung điện ra điện cực
Adaptor (nắn dòng)
Kích xung và điện cực
Chân máy
Máy đo huyết áp, Phế dung kế
Máy ghi công cơ
Nhiệt kế, Các loại cân
Thiết bị đo pH
Tranh ảnh
Tranh về tế bào vi sinh vật, sinh vật đơn bào, các loại mô
Tranh về hình dạng cấu tạo tế bào vi sinh vật
Tranh về hình dạng, cấu tạo tế bào thực vật
Tranh về hình dạng, cấu tạo tế bào động vật
Tranh về đa dạng sinh học và sinh thái học
Tranh về các chu trình sinh học
Tranh về cơ chế hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể sinh vật
Tranh về các loại chu trình sinh lý, sinh hoá, sinh địa,…
Tiêu bản và mô hình
1. Tiêu bản: Tiêu bản cố định về tế bào, nhiễm sắc thể, các loại mô,…
2. Mô hình nhân tạo:
Làm bằng nhựa tổng hợp
3. Mẫu vật thật:
Mô hình nhân đôi ADN
Mô hình AND và tổng hợp Protein
3. Mẫu vật thật:
Mẫu khô: mẫu ép cây, mẫu nhồi động vật, bộ xương động vật, vỏ động vật.
Mẫu ngâm: ngâm trong cồn, trong foocmol
Hoá chất
Ete, clorofooc. Dùng gây mê, làm chết động vật.
Cồn. Sử dụng cồn 70 đến 90%.
Xanh metylen dùng để nhuộm nhân tế bào.
Thuốc nhuộm son phèn (nhuộm đỏ tế bào);
Thuộc nhuộm tím gentian (nhuộm bạch cầu):
Thuốc thử iôt 1% dùng để thử
Dung dịch hồ tinh bột 1%:
Thuốc thử Strome:
Thuốc thử Benedic (tính trong 1 lít): Gồm benedic 1 và benedic 2)
Thuốc thử Fehling: gồm Fehling 1 và Fehling 2
Hoá chất
Axit acetic1%:
A xit HCl, H2SO4: Axit clohydric0,3%; 1%; 3%
Oxy già H2O2.
Nước muối sinh lý 0,65%; hoặc 0,9%:
Dung dịch nước vôi trong
Xylen, toluen
Glyxerin và dầu sét
Parafin hoặc vazơlin
Keo gắn tiêu bản (bomcanada).
Dung dịch Knop (Knop`s Solution)
Ete, clorofooc
Dùng để gây mê, làm chết động vật. Dùng bông hoặc giấy vệ dinh vê trong tẩm hoá chất rồi cho vào lọ gây mê động vật.
Cồn, formol
Dùng để định hình, ngâm mẫu sinh vật. Sử dụng cồn 70 đến 90%. Sử dụng formol từ 3% đến 10%, pha từ formol 36% hoặc 40%.
Xanh metylen
Dùng để nhuộm nhân tế bào.
Hoà tan 6g bột xanh metylen vào trong 100ml cồn 95% ta được dung dịch xanh metylen gốc bão hoà. Để nhuộm tiêu bản sống ta sử dụng 1ml dung dịch gốc pha vào 1000ml nước cất.
Thuốc nhuộm son phèn
Dùng nhuộm đỏ tế bào);
Trộn đều 1g carmin + 5g phèn K2SO4, cho vào đĩa sứ + ít nước cất => vừa đun nhỏ lửa vừa quấy đều trong 10-15’ đến khi ngả màu vàng đỏ. Để nguội, 24h sau hoà vào 100ml nước cất => đun nóng => lọc sạch rồi thêm vào 0,5g axit phenic
Thuộc nhuộm tím gentian
Dùng nhuộm bạch cầu
Hoà tan 10g gentian trong 100ml rượu etylic 96%. Khi nhuộm thì hoà 1 giọt dung dịch này với 10 giọt nước cất.
Thuốc thử iôt 1%

Dùng để thử tác dụng của men amilaza có trong nước bọt đối với tinh bột.
Pha dung dịch iôt gốc: Hoà tan 1g bột iốt đua kali (IK) với một ít nước, sau đó thêm 0,5g iốt tinh thể. Khi tan hết, cho thêm nước cất vào đến mức 100ml ta được dung dịch cần sử dụng. Dung dịch này cần giữ trong lọ màu vàng nâu để tránh ánh sáng.
Dung dịch iôt phân tích: pha loãng 2ml dung dịch iốt gốc bằng dung dịch HCl 0,1N trong bình định mức 100ml. Phải hiệu chỉnh bằng vài giọt dung dịch iôt gốc.
Dung dịch hồ tinh bột 1%

Lấy 1g tinh bột hoà tan vào 100ml nước, khuấy đều, đun sôi.
Dung dịch này dùng để thử tác dụng của men amilaza có trong nước bọt.
Thuốc thử Strome

Pha dung dịch NaOH 10% + dung dịch CuSO4 2% theo tỷ lệ 1:1,
dùng để thử xem tinh bột đã biến đổi thành đường chưa (đường + thuốc thử trome =>màu đỏ nâu)
Thuốc thử Benedic

Dung dịch Benedic 1: Hoà tan 173g sodium (or potassium) citrate (Na3C6H5O7-2H2O) và 100g sodium carbonate (Na2CO3) trong 600ml nước cất, pha loãng đến 850ml;
Dung dịch Benedic 2: Hoà tan 17,3g muối sulfat đồng (CuSO4) trong 100ml nước cất, pha loãng đến 150ml.
Trộn dung dịch benedic 1 với dung dịch benedic 2 và dẫn đến 1000ml và khuấy đều.
Thuốc thử Fehling

Dung dịch fehling 1: hoà tan 34,64g CuSO4.5H2O trong 500ml nước cất.
Dung dịch fehling 2: hoà tan 173g muối seignett (Kalium-Natrium-Tartrat) KNaC4H4O6 + 50g NaOH trong 500ml nước cất.
Khi sử dụng trộn dung dịch fehling 1 và 2 với nhau theo tỷ lệ 1:1
Trong môi trường kiềm các đường đơn có nhóm –CHO hoặc –C=O khử Cu2+ thành Cu+ (Cu2O) kết tủa màu đỏ gạch.
R-CHO + 2 Cu2+ + 5 OH- -> R-COOH + 2 H2O + 2 CuOH (chuyển thành Cu2O màu đỏ gạch)
Axit acetic1%

Dung dịch này dùng để xem nhân tế bào cơ vân rõ hơn (có thể dùng dấm ăn pha loãng)
A xit HCl, H2SO4

Axit clohydric0,3%; 1%; 3%: Dùng dịch này dùng để thử phản ứng của tuỷ ếch.
Oxy già H2O2
Dùng để tẩy trắng xương. Sử dụng nước oxy già 1-5% rồi cho xương vào ngâm 6-12 giờ rồi mang ra phơi nắng.
Mực tàu (mực nho)
Dùng làm thí nghiệm quan sát hoạt động lấy thức ăn của động vật nguyên sinh. Mực tàu mài nhuyễn rồi để lắng, loại bỏ các hạt lớn. Pha 5ml mực tàu đặc với 15ml nước.
Nước muối sinh lý 0,65%; hoặc 0,9%
Được pha chế bằng NaCl với nồng độ xấp xỉ bằng nồng độ NaCl có trong huyết tương, nước mô để giữ cho áp suất thẩm thấu của tế bào và mô động vật đang làm thí nghiệm không đổi, và có thể sống được trong một thời gian nhất định.
Cách pha như sau: Hoà tan hết 0,65g NaCl (với động vật biến nhiệt) hoặc 0,9g NaCl (với động vật đẳng nhiệt) vào 100 ml nước cất ta được dung dịch sinh lý 0,65% (đối với động vật biến nhiệt) hoặc 0,9% (đối với động vật đẳng nhiệt)
Dung dịch nước vôi trong
Dùng để xác định thành phần CO2 trong khí thở ra. Để có dung dịch nươc vôi trong, ta lấy vôi tôi [Ca(OH)2] hoà vào nước, khuấy đều, để lắng, chắt lấy phần nước trong rồi lọc qua bông.
Thuốc tím (KMnO4)
Là chất oxy hoá mạnh, dùng để rửa vết thương, chữa rắn cắn.
Xylen, toluen.
Dùng để rút sạch nước trong mẫu vật khi làm tiêu bản cố định. Dùng để lau các thiết bị quang học làm sạch mốc.
Dung dịch tổng hợp ngâm mẫu côn trùng
Formol 8ml;
cồn 950-20ml;
axit axetic 10ml;
đường saccarose 3g;
glycerin 3-5ml;
nước 100ml.
Glyxerin và dầu sét
Dùng để xem tiêu bản ở vật kính chìm trên kính hiển vi; dầu sét là chất lỏng, sánh (có trong hộp kính hiển vi), màu vàng nhạt, có mùi thơm, được chiết xuất từ gỗ cây, tan trong cồn, ete, không tan trong nước.
Băng phiến.
Dùng để chống mốc, chống côn trùng phá hại mẫu khô
Parafin hoặc vazơlin
Parafin là chất dùng để lót khay mổ, hỗn hợp parafin và vazơlin dùng để đúc tiêu bản khi làm tiêu bản cố định. Khi sử dụng phải đun nóng đổ vào khay mổ hoặc khuôn đúc làm tiêu bản.
Keo gắn tiêu bản (bomcanada)
Dùng để gắn lamen lên lam kính khi làm tiêu bản cố định.
PHẦN II. BẢO QUẢN THIẾT BỊ
1. Bảo quản thiết bị quang học
2. Bảo quản thiết bị cơ học
3. Bảo quản thiết bị thuỷ tinh.
4. Bảo quản thiết bị máy móc.
5. Bảo quản tranh ảnh, bản đồ.
6. Bảo quản tiêu bản, mô hình, mẫu vật.
1. Bảo quản thiết bị quang học
1. Nguyên tắc chung:
Tránh ẩm ướt
Tránh nhiệt độ cao hoặc sự biến đổi đột ngột về nhiệt độ.
Tránh va chạm và chấn động mạnh
Tránh bụi bẩn, mặt kính phải luôn sạch sẽ và tránh dầu mỡ bám vào.
Tránh để gần hoá chất gây hư hỏng cho thiết bị
Phải có người sử dụng và có bản thuyết minh hướng dẫn đi kèm.
1. Bảo quản thiết bị quang học
2. Chế độ sử dụng.
Thiết bị có kèm bản nội qui hoặc hướng dẫn sử dụng, phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
Trước khi sử dụng phải kiểm tra kỹ thiết bị một cách toàn bộ.
Khi sử dụng phải nhẹ nhàng làm đúng các thao tác ký thuật
Dùng khăn lau để lau mồi hôi tay trong khi sử dụng để tránh làm ẩm mốc thiết bị
Dùng xong phải lau chùi cẩn thận và bàn giao lại cho người quản lí, phụ tránh thiết bị.
1. Bảo quản thiết bị quang học
3. Chế độ bảo dưỡng.
Tuỳ theo loại thiết bị và tính chất sử dụng để đặt ra chu kỳ bảo dưỡng, kiểm tra
Mỗi thiết bị chuẩn bị 2 khăn lau. Một chiếc lau bộ phận cơ học, 1 chiếc lau bộ phận quang học.
Trước khi lau cần dùng chổi lông hay bơm khí để làm sạch bụi, tránh làm sát mặt kính.
Khi có bẩn hay mờ mốc trên mặt kính thì dùng tăm bông thấm dung môi thích hợp (xylen, toluen, cồn, ete,..) mà lau ngay. Không nên thấm đãm quá tránh loang ra mép kính làm hỏng nhựa gắn. Cuối cùng dùng bông khô lau sạch.
2. Bảo quản thiết bị cơ học

- Sau khi sử dụng phải rửa sạch, giặt sạch, phơi hoặc để khô
- Với thiết bị kim loại phải bôi dầu mỡ
- Bao gói cẩn thận bằng giấy báo hoặc túi nilon
- Sắp xếp lên giá (hoặc tủ) theo từng mục. Dụng cụ dùng thường xuyên để ở phía ngoài, ngăn thấp vửa tầm, dụng cụ ít dùng để ở ngăn trên cao.
3. Bảo quản thiết bị thuỷ tinh.

Đặc điểm thuỷ tinh: Dễ vỡ, mốc và hay gây tai nạn.
Sau khi sử dụng phải rửa sạch bằng xà phòng
Tẩy hoá chất bám vào các dụng cụ thuỷ tinh bằng cách ngâm vào dung dịch HCl loãng, H2SO4 loãng trong vài giờ, hoặc bằng dung dịch thuốc tím.
Có thể tẩy bằng dung môi hữu cơ (aceton, cồn, xăng) làm sạch chất hữu cơ không tan trong nước.
Làm khô dụng cụ: hong khô trên giàn ở điều kiện thường hoặc trong tủ ấm, tủ sấy.
Sắp xếp dụng cụ thuỷ tinh lên giá, tủ: Để ở ngăn riêng với các thiết bị khác, hạn chế xếp chồng lên nhau. Nếu có thể thì xếp những loại nhỏ, mỏng lên trên loại to và dày hơn.
Chú ý khi xếp phải lót giấy báo giữa các dụng cụ thuỷ tinh, đặc biệt khi xếp chồng lên nhau.
4. Bảo quản thiết bị máy móc.

Sau khi sử dụng phải lau chùi sạch sẽ bằng vải mềm.
Máy móc cơ học cần kiểm tra lại và cho thêm dầu mỡ vào các chi tiết nếu cần.
Máy móc điện tử cần tháo bỏ nguồn điện, pin (nếu có) rồi cho vào hộp hoặc tủ bảo quản.
Máy móc cơ học để ở giá thấp, thiết bị điện tử cỡ nhỏ để ở giá cao hơn.
Các thiết bị máy móc phức tạp cần lập sổ theo dõi tình trạng hoạt động của máy.
Luôn luôn kiểm tra tình trạng hoạt động của máy trước khi bảo quản.
Chú ý: Với những thiết bị được đóng theo bộ hay hộp, sau khi sử dụng ta lau rửa sạch sẽ rồi xếp lại vào hộp theo đúng vị trí.
5. Bảo quản tranh ảnh, bản đồ.

Đặc điểm: Tranh ảnh làm bằng giấy dễ hút ẩm, rách và mối mọt.
Trước khi sử dụng dùng băng dính trong dán toàn bộ 4 mép của tranh ở cả 2 mặt.
Đánh số thứ tự của tranh (mã số) vào góc trên bên phải tranh theo từng lớp học hoặc theo từng chủ đề và có sổ theo dõi.
Nếu để trên giá: Ta phải gấp hoặc cuộn tranh vì tranh thường to hơn giá hay tủ, chỉ nên gấp đôi tranh và đặt ống nhựa =9cm ở giữa để đảm bảo tranh không bị gãy gập.
Khi chuẩn bị tranh để dạy, ta tìm theo số thứ tự (mã số) của tranh, sử dụng xong lại để đúng vào vị trí cũ theo số thứ tự.
6. Bảo quản tiêu bản, mô hình, mẫu vật

Các tiêu bản được đánh số thứ tự và lập sổ theo dõi.
Tiêu bản luôn được để khô trong các hộp đựng tiêu bản và xếp lên giá hoặc tủ.
Các mô hình được để khô và sạch bụi, sử dụng túi nilon lớn trùm lên mô hình, hoặc để trong hộp có ghi nhãn ở ngoài, nhãn ghi hướng ra phía ngoài.
Các mẫu khô trong hộp trưng bày để kín, tránh côn trùng phá.
Các loại mẫu ngâm phải được kiểm tra định kỳ về chất lượng hoá chất, nếu thấy đổi màu thì phải thay mới, nếu cạn phải bổ sung them.
Kiểm tra nắp đậy phải kín, nếu thấy hở phải hàn lại.
Kiểm tra nhãn ghi bên ngoài mẫu ngâm.
PHẦN III. CÁCH LÀM TIÊU BẢN hiển vi
1. Làm tiêu bản tạm thời:
2. Làm tiêu bản cố định.
1. Làm tiêu bản tạm thời:
Để quan sát hình thái cấu tạo của các loại sinh vật đơn vào, đa bào bậc thấp, tế bào của các loại mô động vật, thực vật.
a. Làm tiêu bản giọt ép.
b. Làm tiêu bản giọt treo.
Làm tiêu bản giọt ép.

Thường dùng để quan sát hình dạng, kích thước, hoạt động của tế bào, của mô, của sinh vật đơn vào, đa bào bậc thấp.
+ Chuẩn bị mẫu vật: mẫu vật lấy từ tự nhiên (Trùng roi lấy từ ao hồ, …), từ nuôi cấy (vi sinh vật, động vật nguyên sinh), hoặc từ cơ thể động vật, thực vật (lấy các mô).
+ Chuẩn bị lam kính và lamen khô và sạch.
Đưa mẫu vật cần quan sát lên lam kính có sẵn 1 giọt nước cất rồi đậy lamen và quan sát.
b. Làm tiêu bản giọt treo

Dùng để theo dõi các hoạt động sống của sinh vật đơn bào, sinh vật đa vào bậc thấp (tảo, nấm, ĐVNS, thuỷ tức,…) hoặc ấu trùng sinh động vật….
Cách làm: Lấy 1 lam kính lõm, bôi xung quanh phần lõm bằng Vazơlin. Dùng pipet nhỏ 1 giọt huyền phù sinh vật lên lamen, rồi từ từ lật ngược lamen úp lên lam kính vào chỗ lõm, đưa lên lam kính để quan sát.
Tiêu bản giọt treo có thể giữ để theo dõi trong thời gian lâu có thể tới vài ngày.
2. Làm tiêu bản cố định.
Nguyên tắc chung.
a. Lấy mẫu vật
b. Nhuộm
c. Cố định mẫu, rút nước
d. Vùi (đúc)
e. Cắt, dán tiêu bản
f. Gắn tiêu bản.
a. Lấy mẫu vật

Mẫu lấy còn nguyên vẹn bộ phận hoặc cơ quan mà ta muốn làm tiêu bản
Để mẫu trong túi nilon và để lạnh để bảo quản mẫu. Cũng có thể ngâm mẫu trong cồn 70%
b. Nhuộm

Sử dụng thuộc nhuộm phù hợp
Ngâm toàn bộ mẫu vật vào dung dịch thuốc nhuộm (thời gian tuỳ theo từng loại thuốc nhuộm vào kích thước mẫu vật)
c. Cố định mẫu, rút nước

Ngâm mẫu trong cồn 70%, 2-4 giờ
Ngâm sang cồn 80%, 2 giờ
Ngâm sang cồn 90%, 2 giờ
Ngâm sang cồn tuyệt đôí, 2 giờ
Ngâm sang Xilen hoặc Bezen, 2 giờ
d. Vùi (đúc)

Làm khuôn đúc hình trụ
Đun Parafin + Vazơlin rồi đổ vào khuôn đúc, cho mẫu vào giữa khuôn đúc rồi đổ Parafin phủ lên đầy khuôn.
Để nguội
e. Cắt lát
Đưa khối parafin đúc có mẫu ở trong vào máy cắt tiêu bản
Lắp lưỡi dao vào máy và chỉnh độ dày của lát cắt
Cho máy cắt hoạt động, các lát cắt sẽ đợc máy cắt tạo ra
f. Dán tiêu bản
Chọn những lát cắt đẹp, dùng panh nhỏ gắp và đặt vào giữa lam kính, dàn đều lát cắt cho thật phẳng
g. Gắn tiêu bản.

Dùng keo gắn Bomcanada gắn lamen lên trên lát cắt, chú ý sử dụng lượng kéo gắn vừa phải
Để lam kính mới gắn tiêu bản lên giá phẳng chờ vài ngày cho khô rồi mới sử dụng
Chú ý: không được chồng các lam kính mới gắn tiêu bản lên nhau
h. Ghi nhãn cho tiêu bản
Sử dụng giấy in: ghi tên tiêu bản lên nhãn giấy vuông 2cm rồi dán lên 1 bên của tiêu bản.
II. Làm mẫu thực vật.
Thí nghiệm: Phát hiện hiện tượng quang hợp ở thực vật
1. Mục tiêu:
- Biết cách chuẩn bị dụng cụ, hoá chất và thiết bị để làm thí nghiệm.
- Biết cách tiến hành các bước thí nghiệm
- Phát hiện được hiện tượng quang hợp ở thực vật,…
- Qua đó có thể sáng tạo sử dụng những dụng cụ, thiết bị đơn giản, sẵn có để làm thí nghiệm.
2. Chuẩn bị.

Dụng cụ:
Cốc thuỷ tinh có miệng rót
Phễu thuỷ tinh
Ống nghiệm thuỷ tinh loại 10-15ml
Que tre nhỏ (đóm)
Diêm, bật lửa
Nguyên liệu:
Rong đuôi chó
Tiến hành:

Để rong đuôi chó vào cốc nước,
Úp ngược phễu lên phần rong đuôi chó,
Đổ đầy nước vào ống nghiệm, bịt tay ở đầu ống nghiệm và úp lồng vào đáy phễu
Để cốc thí nghiệm ra chỗ có nắng, có ánh sáng mạnh
Quan sát hiện tượng xảy ra
Khi ống nghiệm có lượng khí >1/3 ống, cẩn thận lấy ống nghiệm ra (vẫn để úp), đôt que diêm hoặc que tre rồi đưa vào ống nghiệm (từ dưới lên). Quan sát hiện tượng xảy ra.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Phương Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)