SỬ DỤNG HỆ ĐIỀU HÀNH UNIX

Chia sẻ bởi Đoàn Quốc Việt | Ngày 14/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: SỬ DỤNG HỆ ĐIỀU HÀNH UNIX thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Sử dụng hệ điều hành Unix


Báo cáo của nhóm : Kỹ thuật mạng
Người làm : Đào Huy Thanh
Người hướng dẫn : Tô Bá Toàn Thắng
Ngày viết : 28/08/98

***Nội dung chính:

Tổng quan về Unix (Overview of Unix)

Sơ lược về Unix
Giao diện Unix (Interfaces to Unix)
Unix Shell- Kernel
Vào/ Thoát khỏi Unix ( Logging/loguot)
Cấu trúc/ hệ thống Files và thư mục trong Unix

Một số khái niệm cơ bản trong Unix (Fundamental concepts in Unix)

Nhập/ xuất (Vào/ra) trong Unix (Input/Output in Unix)
Tiến trình trong Unix ( Processes in Unix)

Chạy Dos và Unix trên một máy.

-Chạy DOS và UNIX trên cùng một máy.
-So sánh lệnh DOS và UNIX


Tổng kết (Summary).

-Tóm tắt.
-UNIX với một số HĐH khác.

***Nội dung chi tiết:

I-Tổng quan về Unix

Sơ lược về Unix

+ Hệ điều hành Unix là HĐH kiểu phân chia thời gian có hỗ trợ xử lý tương tác. Unix khá phổ biến trong các lĩnh vực hoạt động Công nghệ thông tin. Nó được sử dụng từ các máy vi tính đến các máy Mainframe, đặc biệt thích ứng với các hệ Client-Server và hệ thống máy tính diện rộng.
+ Khởi thảo đầu tiên của Unix được thiết kế năm 1969 do Ken Thomson và Denis Ritchie viết. Cho đến năm 1984 đã có 100.000 bản Unix được phổ biến trên Thế Giới.
+ Ưu điểm HĐH Unix:
- Hệ thống được viết trên ngôn ngữ bậc cao nên dễ đọc, dễ hiểu,dễ thay đổi để cài đặt trên loại máy mới.
- Có giao diện người dùng đơn giản, cho phép xây dựng các chương trình phức tạp từ các chương trình đơn giản hơn.
- Đây là hệ đa người dùng đa tiến trình , mỗi người dùng có thể thực hiện nhiều chương trình mỗi chương trình có thể có nhiều tiến trình.
- Che đi cấu trúc máy đối với người dùng , có thể viết chương trình chạy trên các điều kiện phần cứng khác nhau.


2- Giao diện Unix ( Interfaces to Unix).

User Interface

Library Interface

System Call
Interface






Trong cùng nhất là phần cứng , tiếp đến là Nhân ( là môi trường bao quanh phần cứng, mọi giao tiếp với phần cứng đều thông qua nhân). Tiếp theo đến thư viện chuẩn và các trình ứng dụng. Người dùng giao tiếp thông qua giao diện người dùng ( user interface).


Unix Shell - Kernel ( Nhân).

a/ Nhân.

Nhân đóng vai trò điều khiển các thành phần của máy tính, phân phối tài nguyên cho người dùng và các bài toán( tasks) khác nhau. Đầu vào được gửi từ bàn phím tới Shell bởi nhân. Chương trình hướng tới nhân thông qua lời gọi hệ thống (Vd: mở File, đọc File , ... là những modul được dùng trong nhân, mỗi lời gọi cho phép giải quyết một bài toáncon nào đó).
Chức năng quan trọng nhất của nhân là lập lịch ( phân chia CPU tới các tiến trình).

b/ Unix Shell.

Shell

Đây là chương trình hoạt động như là một kết nối giữa nhân với chương trình người dùng. Shell nhận lệnh do người dùng đưa vào sau đó phân tích và thực hiện.
Shell thực hiện lệnh theo 2 chế độ :
Đồng bộ : Lệnh cũ xong mới đến lệnh mới.
Không đồng bộ : Đọc và thực hiện lệnh mới mà không cần chờ lệnh cũ kết thúc.
Trong chế độ đồng bộ khi người dùng đánh vào một lệnh , Shell trích ra từ đầu tiên và giả định nó là tên của chương trình sẽ chạy, nó tìm chương trình này nếu thấy thì chạy. Shell sẽ tự động treo cho đến khi chương trình này kết thúc. Đây là thời điểm cho lệnh tiếp theo.
Một lệnh có thể có nhiều đối số được đưa tới chương trình gọi như là một xâu ký tự.
VD : cp src dest
lệnh này gọi chương trình copy (cp) với 2 đối số src và dest. Chương trình sẽ dịch đối số đầu tiên như là tên File đang tồn tại . Nó tạo ra một bản copy của file này và gọi chương trình copy dest .
Trong chế độ không đồng bộ, lệnh thực hiện không đồng bộ được thực hiện trong chế độ nền ( trong câu lệnh kèm theo ký hiệu ‘&’ ở cuối).
VD: wc -1 b &
lệnh này chạy chương trình đếm số từ (wc) để đếm số lượng từ,
dòng trong đầu vào (a), viết kết quả vào b. Và nó được chạy trong chế độ nền. Ngay khi lệnh vừa đánh xong, Shell vẫn hiện dấu nhắc sẵn sàng chấp nhận và điều khiển lệnh tiếp theo ( cũng trên chế độ nền).
VD: sort Shell cũng có thể được nhập vào là một dãy các lệnh trong một File và sau khi bắt đầu thực hiện 1 shell với file này như là đầu vào chuẩn. Những file chứa các lệnh Shell được gọi là Shell Scripts. Một Shell Script thực sự là 1 chương trình viết trong ngôn ngữ Shell ( vd Berkeley C Shell

Vào / thoát khỏi hệ thống Unix (Login/ logout in Unix).

+ Để sử dụng Unix, chúng ta phải login (vào) bằng cách đánh tên và mật khẩu ( tên và mật khẩu này do người quả trị cấp cho người dùng ). Khi màn hình có dòng chữ “ Login : “ người sử dụng nhập vào tên đăng ký của mình rồi ấn ENTER , nếu vào nhầm ấn CTRL- U để vào lại. Tiếp đó màn hình hiện lên “ PassWord: “ bạn hãy gõ vào mật khẩu của mình. Nếu đúng trên màn hình xuất hiện dấu mời hệ thống ($) và người dùng có thể bắt đầu làm việc.
+ Kết thúc sử dụng Unix phải thoát ra khỏi hệ thống bằng cách : $Exit hoặc $Ctrl-d.

Cấu trúc & hệ thống File/ thư mục trong Unix.

a/ Hệ thống File/ thư mục .

Hệ thống File

Hệ thống file Unix có các thành phần sau:





















Boot Super I-nodes Data Blocks
Block Block
Block 0 thường không sử dụng và thường chứa mã để nạp HĐH ( boot the computer). Phần này gọi là Boot Block tương ứng với Boot Sector trong MS-DOS.
Block1 là SuperBlock( siêu khối): trình bày trạng thái của hệ thống File (số lượng I-node, số Disk Block, điểm bắt đầu của danh danh sách của khối đĩa trống ( free disk blocks)).
Tiếp theo là I-nodes tương ứng bảng FAT trong MS-DOS :trình bày bên trong của một File được cho bởi một I-node, chứa đựng các thông tin mô tả về lưu trữ file trên đĩa và một số thông tin khác như : người chủ,quyền truy nhập, thời gian truy nhập file. Mỗi I-node dài 64 byte và miêu tả chính xác một file.
Khối dữ liệu (data block): Tất cả các file và thư mục được lưu trữ tại đây.
Hệ thống file trong Unix là một cấu trúc phân cấp có bảo mật cao. File có thể được tổ chức lưu trữ theo một vùng liên tục hay nhiều vùng liên tục.

Hệ thống Thư mục.

Thư mục được coi như là một file thông tin ( thông tin là một dãy các điểm vàolà một số hiệu I-node vàmột tên của file chứa trong thư mục đó).
Tổ chức thư mục:



trong đó : bin :chứa các lệnh hoặc tiện ích phổ biến
dev: chứa các file đặc biệt ( file thiết bị ) tương ứng với các thiết bị.
etc: chứa các tiện ích quản trị hệ thống.
usr: thư mục chứa các thư mục con người dùng.
Đường dẫn là một xâu, kết thúc là ‘nul’, được chia thành các thành phần ngăn cách nhau bởi dấu ‘/’. Thư mục rỗng có số hiệu 0.
+ Đường dẫn tuyệt đối chỉ chính xác đường tìm file kể từ thư mục gốc.
VD: /usr/user1/mylife
+ Đường dẫn tương đối : dấu ‘.’ chỉ thư mục hiện tại
dấu ‘..’ chỉ thư mục cha

b/ Cấu trúc File trong Unix.

Đơn vị cơ sở để tổ chức thông tin trên Unix là file và chúng được tổ chức vào các thư mục. Trong Unix có thể phân biệt các loại file như sau :
_ Các file thông thường : file văn bản, file dữ liệu, file chương trình nguồn, ...
_ Các thư mục.
_ Các file đặc biệt.
Unix qui ước tên file được tạo thành từ 1 đến 14 kí tự ( không chứa ký tự: / . ? * [ ] = ). Nếu tên bắt đầu bằng dấu chấm (.) thì là file ẩn. Trong Unix mỗi file đều có các thông số sau :
_ Tên file
_ Số hiệu file
_ Độ dài file
_ Thời gian tạo lập file
_ Thời gian sửa đổi , thời gian thâm nhập cuối cùng
_ Các thuộc tính thâm nhập file.
Thuộc tính cho phép thâm nhập file bao gồm các thuộc tính : Đọc (R), Ghi (W), thực hiện(X).Như vậy, một file có 9 thuộc tính thâm nhập ngoài ra có thêm thuộc tính chỉ định nó là file hay thư mục. Cấu trúc như sau:

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Trong đó :
1 : chỉ file hay thư mục
2, 3, 4 : quyền thâm nhập của USER
5, 6, 7 : quyền thâm nhập của GROUP
8, 9, 10: quyền thâm nhập của OTHER
Trong mỗi nhóm này có 3 thuộc tính : (R): được đọc, (W): được ghi, (X) :được thực hiện, (-) : rỗng.
VD:
- r w - r - - r - - 1 van_a group 166 Oct 4 08:02 thu.txt
trong đó :
dấu - :chỉ rằng đây là File
r w - :USER có quyền đọc ghi
r - - : GROUP có quyền đọc
r - - : OTHER có quyền đọc
: số hiệu file
van_a: tên người sở hữu
group : tên nhóm sử dụng
166 : độ dài file
Oct 4 08: 02 : thời gian tạo tệp
Thu.txt : tên tệp
Với thư mục thì thuộc tính (x) là dược phép vào thư mục. Ta có thể sửa thuộc tính bằng lệnh : Chmod
Cú pháp lệnh : $ chmode
Mã đổi mode là 3 chữ số thập phân có giá trị từ 0 đến 7 :
0 : không có quyền 4 : quyền đọc(R)
1 : quyền thực hiện (X) 5 : đọc, thực hiện
2 : quyền ghi (W) 6 : đọc , ghi
3 : quyền ghi, thực hiện 7 : đọc, ghi, thực hiện.

II/ Một số khái niệm cơ bản trong Unix

1.Nhập / Xuất (vào/ra) trong Unix (Input/ Out put in Unix).

Cũng như các máy khác , những máy chạy Unix cũng có các thiết bi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: 100,81KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)