SU 9

Chia sẻ bởi Trương Khắc Hùng | Ngày 16/10/2018 | 91

Chia sẻ tài liệu: SU 9 thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2016 - 2017
Họ và tên: ................................................... Môn: Lịch sử lớp 9
SBD: ..................................... Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)


Câu 1. (4, 0 điểm)
Nhận thức rõ thời cơ ngàn năm có một trong cách mạng tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh đã nói: “Đây là thời cơ ngàn năm có một cho dân tộc ta vùng dậy. Lần này dù có phải thiêu cháy dãy Trường Sơn cũng quyết dành độc lập cho đất nước”. Vậy thời cơ “ngàn năm có một” trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? Câu 2. (3,0 điểm)
Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) với Hiệp định Giơ-ne-vơ (21-7-1954) để thấy được bước tiến của ta trong đấu tranh ngoại giao. Câu 3. (3,0 điểm)
Em hãy cho biết chiến thắng mở màn của quân dân miền Nam đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965- 1968) của Mĩ là chiến thắng nào. Ý nghĩa của chiến thắng đó.
HẾT
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)


PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: LỊCH SỬ 9

Câu
 Đáp án
Điểm

1 (4,0)
Thời cơ “ngàn năm có một” trong Cách mạng tháng Tám năm 1945:
4,0


* Thời cơ là sự kết hợp nhuần nhuyển những điều kiện bên trong và bên ngoài (chủ quan và khách quan), trong đó điều kiện chủ quan giũ vai trò quan trọng nhất.
0,5


* Điều kiện chủ quan
2,0


- Động Cộng sản Việt Nam đã có quá trình chuẩn bị chu đáo suốt 15 năm với ba cuộc diễn tập: 1930-1931, 1936-1939 và 1939-1945.
0,5


- Trong cao trào 1939-1945 Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân chuẩn bị chu đáo về mặt đường lối, lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa, quần chúng được tập dượt khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
1,0


- Qua cao trào kháng Nhật cứu nước, quần chúng đã sẵn sàng chờ lệnh khởi nghĩa.
0,5


* Điều kiện khách quan:
1,0


- Tháng 5/1945 phát xít Đức bị tiêu diệt, ngày 14/8/1945 phát xít Nhật bị Đồng Minh đánh bại. ngày 15/8/1945 Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.
0,5


- Bọn Nhật ở Đông Dương hoang mang cực độ, mất hết tinh thần chiến đấu. Lúc này quân Đông minh chưa kịp vào Đông Dương.
0,5


* Như vậy cách mạng tháng Tám nổ ra trong điều kiện khách quan, chủ quan hoàn toàn chín muồi. Đó chính là “thời cơ ngàn năm có một” nó rất hiếm và rất quý, nếu bỏ qua thì sẽ không bao giờ thời cơ trở lại nữa.
0,5

2 (3,0)
Điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) với Hiệp định Giơ-ne-vơ (21-7-1954) để thấy được bước tiến của ta trong đấu tranh ngoại giao
3,0


* Điểm khác nhau cơ bản:
2.0


- Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do, nằm trong Liên hiệp Pháp và trong Liên Bang Đông Dương.
1,0


- Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954) Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng đọc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ ba nước Đông Dương.
1,0


* Trong lúc kí hiệp định Sơ bộ do ta còn yếu hơn địch nên phải chấp nhận các điều khoản đó. Đây là sách lược mềm dẽo để phân hóa kẻ thù. Còn trong khi kí hiệp định Giơ-ne-vơ ta giành tháng lợi quyết định ở Điện Biên Phủ, quyết định sự thất bại của thực dân Pháp ở Đông Dương.
0,75


* So với hiệp định Sơ bộ thì hiệp định Giơ-ne-vơ là một bước tiến vượt bậc trong đấu tranh ngoại giao của ta.
0,25

3 (3.0)
* Chiến thắng mở màn của quân dân miền Nam đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965- 1968) của Mĩ: Chiến thắng Vạn Tường
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Khắc Hùng
Dung lượng: 52,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)