Stt2
Chia sẻ bởi Lê Minh Đạt |
Ngày 16/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: stt2 thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI KỲ SƠ TUYỂN CHỌN ĐỘI TUYỂN THI HSG TỈNH LỚP 9
NĂM HỌC: 2013-2014
Môn: LỊCH SỬ
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề).
(Đề thi gồm 01 trang)
Câu 1. ( 8.0 điểm)
Cuối thế kỉ XIX, phong trào vũ trang chống thực dân Pháp bùng nổ khắp cả nước, tiêu biểu là phong trào “Cần Vương”. Bằng những kiến thức đã học, hãy làm rõ:
Thế nào là phong trào Cần Vương ?
Nêu diễn biến của phong trào “Cần Vương” ?
c. Nhận xét về phong trào Cần Vương ?
Câu 2. ( 4,0 điểm)
Nêu bối cảnh lịch sử nổ ra phong trào yêu nước chống thực dân Pháp những năm đầu thế kỉ XX. So với phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp những năm đầu thế kỉ XX có điểm gì mới?
Câu 3. (8,0 điểm)
Công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra như thế nào ?
Trình bày những thành tựu về kinh tế và khoa học – kĩ thuật của Liên Xô từ năm 1950 đến nữa đầu những năm 70 của thế kỉ XX? Em có suy nghĩ gì về những thành tựu đó?
-------HẾT-------
Họ và tên thí sinh………………………………………………..SBD……………
PHÒNG GD&ĐT TX HOÀNG MAI
KỲ SƠ TUYỂN CHỌN ĐỘI TUYỂN THI HSG TỈNH LỚP 9
NĂM HỌC 2013-2014
Môn: LỊCH SỬ.
Câu 1: (7 đ)
a. Phong trào Cần Vương là: Phong trào đấu tranh chống ngoại xâm dưới ngọn cờ một nhà vua ở Việt Nam. Phong trào Cần Vương vào cuối thế kỉ XIX của các sĩ phu yêu nước Việt Nam dấy lên theo lời hiệu triệu của vua Hàm Nghi nhằm chống cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Về thực chất, đó là phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân dưới ngọn cờ một ông vua yêu nước.(1.0)
b. Phong trào có thể chia thành hai giai đoạn:
- Gai đoạn 1: Từ 1885 – 1888, phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi nổi nhất là các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì.( 1.0)
- Giai đoạn 2: Từ 1889 – 1896, phong trào quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn.(1,0)
c. Nhận xét về phong trào Cần Vương:
- Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.(0,5)
- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp…nhất là nông dân.(0,5)
- Mục tiêu: đánh thực dân Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục chế động phong kiến.(0,5)
- Tính chất: mang tính dân tộc, yêu nước.(0,5)
- Nguyên nhân thất bại:
+ Các cuộc khởi nghĩa bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến…không đáp ứng yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội…(0,5)
+ Hạn chế của những người lãnh đạo: chiến đấu mạo hiểm, phưu lưu chưa tính đến kết quả lâu dài, chiến lược, chiến thuật sai lầm…(0,5)
+ So sách lực lượng ta – địch chênh lệch…(0,5)
- Ý nghĩa: đây là phong trào lớn mạnh, thể hiện truyền thống yêu nước, khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào…để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu.(0,5)
Câu 2: ( 5đ )
* Bối cảnh lịch sử :
- Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp do giai cấp phong kiến lãnh đạo, tiêu biểu là phong trào Cần Vương đã thất bại hoàn toàn…Vì vậy cần có phong trào đấu tranh theo xu hướng mới…(0,5)
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam làm cho xã hội phân hóa sâu sắc, xuất hiện các giai cấp tầng lớp mới ( tư sản, tiểu tư sản, công nhân ). Các giai cấp có thái độ chính trị khác nhau nêu đã tạo điều kiện xuất hiện nhiều xu hướng cách mạng…(0,5)
- Đầu thế kỉ XX, các tư tưởng dân chủ tư sản ở Châu Âu đã được truyền bá vào Việt Nam. Tấm gương tự cường của Nhật Bản trở thành nước tư bản chủ nghĩa giàu mạnh đã kích thích nhiều nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập con đường của Nhật Bản…(1,0)
- Với lòng yêu nước nồng nàn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Minh Đạt
Dung lượng: 53,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)