Sổ tay vật lý 8
Chia sẻ bởi Phạm Khánh Vy |
Ngày 14/10/2018 |
53
Chia sẻ tài liệu: Sổ tay vật lý 8 thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
Lời nói đầu
Nhằm giúp học sinh nắm vững các kiến thức trọng tâm, biết cách vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập cơ bản và các bài tập tổng hợp Vật lý lớp 8 theo chương trình mới, tôi biên soạn: SỔ TAY VẬT LÝ 8.
Nội dung cuốn sách bám sát chương trình vật lý lớp 8 hiện hành và được biên soạn theo từng bài học và theo cấu trúc chung:
Tóm tắt lý thuyết: Giúp học sinh nắm vững kiến thức quan trọng trong bài học.
Phương pháp giải: Giúp các em nắm vững các phương pháp phân tích, giải thích các hiện tượng vật lý thường gặp và áp dụng các công thức để giải các bài tập ở nhiều dạng khác nhau.
Chúng tôi hi vọng SỔ TAY VẬT LÝ 8 sẽ là tài liệu thiết thực và bổ ích giúp các em học sinh có thể học tốt chương trình vật lý lớp 8.
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Bài 1: Chuyển động cơ học
Bài 2: Vận tốc
Bài 3: Chuyển động đều – chuyển động không đều
Bài 4: Biểu diễn lực
Bài 5- 6: Sự cân bằng lực – Quán tính – Lực ma sát
Bài 7: Áp suất
Bài 8: Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau
Bài 9: Áp suất khí quyển
Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét
Bài 12: Sự nổi
Bài 13: Công cơ học
Bài 14: Định luật về công
Bài 15: Công suất
CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC
Bài 19 -20: Các chất được cấu tạo như thế nào? – Nguyên tử - Phân tử chuyển động hay đứng yên
Bài 21: Nhiệt năng
Bài 22 - 23: Dẫn nhiệt- Đối lưu- Bức xạ nhiệt
Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng
Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt
Bài 26: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu
Bài 27 – 28: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt – Động cơ nhiệt
CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Chuyển động cơ học:
Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).
Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời gian so với vật khác.
Tính tương đối của chuyển động:
Chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối, vì cùng một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác.
Tính tương đối của chuyển động tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc.
Thông thường người ta chọn Trái Đất hay những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.
Các dạng chuyển động thường gặp:
Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động. Tuỳ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo mà ta chia ra các dạng chuyển động: chuyển động thẳng, chuyển động cong và chuyển động tròn.
PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
Chuyển động cơ học:
Khi nói vật này chuyển động hay đứng yên thì phải nói so với vật (làm mốc) nào? Vậy muốn biết vật A chuyển động hay đứng yên so với vật B thì ta phải xem xét vị trí của vật A so với vật B. Nếu:
Vị trí của vật A so với vật B có thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A chuyển động so với vật B.
Vị trí của vật A so với vật B không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A đứng yên so với vật B.
Tính tương đối của chuyển động
Để chứng minh chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối thì ta phải chọn ra ít nhất 3 vật: vật A, vật B và vật C. Sao cho vật A chuyển động so với vật B nhưng lại đứng yên so với vật C.
Bài 2: VẬN TỐC
TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
Vận tốc: Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính vận tốc:
Trong đó S: quãng đường đi được.
t: thời gian để đi hết quãng đường đó.
Đơn vị của vận tốc:
Đơn vị của vận tốc tuỳ thuộc vào đơn vị của chiều dài và đơn vị của thời gian.
Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s.
Trong thực tế người ta thường dùng đơn vị vận tốc m/s hay km/h.
Mối liên hệ giữa m/s và km/h là: 1m/s = 3
Nhằm giúp học sinh nắm vững các kiến thức trọng tâm, biết cách vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập cơ bản và các bài tập tổng hợp Vật lý lớp 8 theo chương trình mới, tôi biên soạn: SỔ TAY VẬT LÝ 8.
Nội dung cuốn sách bám sát chương trình vật lý lớp 8 hiện hành và được biên soạn theo từng bài học và theo cấu trúc chung:
Tóm tắt lý thuyết: Giúp học sinh nắm vững kiến thức quan trọng trong bài học.
Phương pháp giải: Giúp các em nắm vững các phương pháp phân tích, giải thích các hiện tượng vật lý thường gặp và áp dụng các công thức để giải các bài tập ở nhiều dạng khác nhau.
Chúng tôi hi vọng SỔ TAY VẬT LÝ 8 sẽ là tài liệu thiết thực và bổ ích giúp các em học sinh có thể học tốt chương trình vật lý lớp 8.
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Bài 1: Chuyển động cơ học
Bài 2: Vận tốc
Bài 3: Chuyển động đều – chuyển động không đều
Bài 4: Biểu diễn lực
Bài 5- 6: Sự cân bằng lực – Quán tính – Lực ma sát
Bài 7: Áp suất
Bài 8: Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau
Bài 9: Áp suất khí quyển
Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét
Bài 12: Sự nổi
Bài 13: Công cơ học
Bài 14: Định luật về công
Bài 15: Công suất
CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC
Bài 19 -20: Các chất được cấu tạo như thế nào? – Nguyên tử - Phân tử chuyển động hay đứng yên
Bài 21: Nhiệt năng
Bài 22 - 23: Dẫn nhiệt- Đối lưu- Bức xạ nhiệt
Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng
Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt
Bài 26: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu
Bài 27 – 28: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt – Động cơ nhiệt
CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Chuyển động cơ học:
Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).
Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời gian so với vật khác.
Tính tương đối của chuyển động:
Chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối, vì cùng một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác.
Tính tương đối của chuyển động tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc.
Thông thường người ta chọn Trái Đất hay những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.
Các dạng chuyển động thường gặp:
Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động. Tuỳ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo mà ta chia ra các dạng chuyển động: chuyển động thẳng, chuyển động cong và chuyển động tròn.
PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
Chuyển động cơ học:
Khi nói vật này chuyển động hay đứng yên thì phải nói so với vật (làm mốc) nào? Vậy muốn biết vật A chuyển động hay đứng yên so với vật B thì ta phải xem xét vị trí của vật A so với vật B. Nếu:
Vị trí của vật A so với vật B có thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A chuyển động so với vật B.
Vị trí của vật A so với vật B không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A đứng yên so với vật B.
Tính tương đối của chuyển động
Để chứng minh chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối thì ta phải chọn ra ít nhất 3 vật: vật A, vật B và vật C. Sao cho vật A chuyển động so với vật B nhưng lại đứng yên so với vật C.
Bài 2: VẬN TỐC
TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
Vận tốc: Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính vận tốc:
Trong đó S: quãng đường đi được.
t: thời gian để đi hết quãng đường đó.
Đơn vị của vận tốc:
Đơn vị của vận tốc tuỳ thuộc vào đơn vị của chiều dài và đơn vị của thời gian.
Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s.
Trong thực tế người ta thường dùng đơn vị vận tốc m/s hay km/h.
Mối liên hệ giữa m/s và km/h là: 1m/s = 3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Khánh Vy
Dung lượng: 127,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)