Sổ dự giờ
Chia sẻ bởi Phạm Thị Bích |
Ngày 09/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: Sổ dự giờ thuộc Tập đọc 2
Nội dung tài liệu:
Hướng Dẫn đánh giá tiết dạy ở Tiểu học
Năm học 2008 – 2009
A – Nội dung đánh giá một tiết dạy
Dạy học là một quá trình tác động có chủ định của giáo viên (GV) tới học sinh (HS) nhằm đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra, thể hiện qua hiệu quả cụ thể.
Đánh giá một tiết dạy cần xem xét nhiều mặt nhằm đảm bảo sự công bằng, đúng thực chất, đồng thời cỗ vũ được tinh thần nỗ lực vươn lên của mỗi giáo viên.
Việc đánh giá một tiết dạy ở Tiểu học hiện nay được thực hiện dựa trên căn cứ dưới đây:
1 – Sự chuẩn bị của GV và HS:
- Sự chuẩn bị của GV bao hàm cả những yếu tố gián tiếp (như trình độ - năng lực sư phạm được đào tạo và tự đào tạo, hoàn cảnh và điều kiện khách quan đảm bảo cho việc dạy học….) và những yếu tố trực tiếp (như nghiên cứu bài dạy, tham khảo tài liệu để xây dựng kế hoạch dạy học …). Đánh giá sự chuẩn bị của GV, do vậy, ngoài việc xem xét kế hoạch dạy học cần thông qua cả kết quả quan sát quá trình lên lớp trong tiết dạy.
- Sự chuẩn bị của HS cũng phụ thuộc bởi các yếu tố chủ quan (trình độ, năng lực học tập, sự nỗ lực của bản thân …) và những yếu tố khách quan (điều kiện học tập, sự tác động của GV…). Khi đánh giá tiết dạy của GV, cần xem xét cần xem xét những yếu tố trên nhằm đảm bảo tính khách quan và biện chứng.
2 – Quá trình thực hiện kế hoạch bài dạy:
Cần xem xét đánh giá cả hai mặt hoạt động (dạy và học) có liên quan chặt chẽ với nhau trong tiết dạy theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học.
2.1 – Hoạt động dạy (của GV)
2.1.1 – Nội dung bài dạy:
Đánh giá trên cơ sở thực hiện chương trình, sách giáo khoa và “Yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng” cần đạt được sau mỗi tiết dạy. Tiết dạy đạt chuẩn phải đảm bảo yêu cầu về nội dung: đúng (chính xác, có hệ thống) và đủ (theo “Yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kỹ năng”, đảm bảo tính giáo dục toàn diện; phù hợp với tâm lí lứa tuổi, tác động tích cực tới mọi đối tượng học sinh, kể cả học sinh khuyết tật); tiến tới mức cao hơn (trên chuẩn): có sáng tạo (nhằm mở rộng, nâng cao giúp học sinh phát triển vững chắc).
2.1.2 – Phương pháp:
Đánh giá trên cơ sở thực hiện phương pháp đặc trưng của môn học và thông qua các hình thức tổ chức dạy học nhằm đạt các yêu cầu: Tác động tích cự đến HS (phát huy tính chủ động, sáng tạo), thực hiện tốt kế hoạch dạy học và giải quyết có hiệu quả các tình huống sư phạm diễn ra trong tiết học: GV là người tổ chức, hướng dẫn, đóng vai trò chủ đạo để HS được hoạt động tích cực, chủ động tiếp nhận kiến thức và kĩ năng một cách vững chắc. Tiết dạy đạt chuẩn cần phát huy tính tích cực chủ động
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Bích
Dung lượng: 120,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)