SKKN VAT LY 9
Chia sẻ bởi Phạm Thị Hà Thế |
Ngày 14/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: SKKN VAT LY 9 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD & ĐT QUỲ CHÂU
-----(((((----
Sáng kiến kinh nghiệm
MỞ RỘNG MỘT BÀI TOÁN VẬT LÝ CƠ BẢN
THÀNH NHIỀU BÀI TOÁN VẬT LÝ NÂNG CAO
PHẦN SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN MÔN: VẬT LÝ 9
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Khoa khọc kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ và hiện đại, đất nước luôn cần có những con người để nắm bắt, vận dụng và phát triển nền khoa học mới một cách chủ động, sáng tạo. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết đặc biệt là bộ môn Vật Lý - Là môn khoa học thực nghiệm, đã được toán học hoá ở mức độ cao, nên nhiều kiến thức và kỹ năng toán học được sử dụng rộng rãi trong việc học tập môn Vật lí. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh bồi dưỡng phương pháp tự học cho mình, biết rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế một cách say mê, hứng thú.
Bài tập Vật lý giúp học sinh hiểu sâu hơn về hiện tượng Vật lý, những quy luật Vật lý, biết phân tích và ứng dụng chúng vào thực tiễn. Trong nhiều trường hợp dù giáo viên có cố gắng trình bày rõ ràng, hợp lô gíc, phát biểu định nghĩa, định luật chính xác, làm thí nghiệm đúng phương pháp và có kết quả thì đó mới là điều kiện cần chứ chưa phải là đủ để học sinh hiểu sâu sắc và nắm vững kiến thức.
Qua nhiều tài liệu, nhiều chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên, qua quá trình công tác, qua học hỏi đồng nghiệp… chúng tôi rút ra được một phương pháp dạy đạt hiệu quả ngày càng cao hơn cho học sinh của mình trong giảng dạy, đó là
" Mở rộng một bài toán Vật lí cơ bản thành các bài toán Vật lý nâng cao phần sơ đồ mạch điện - Môn Vật lý 9".
Để thực hiện được điều đó trước hết người giáo viên phải có đủ kiến thức, có sự say mê nghề nghiệp, có tấm lòng tận tụy với học sinh. Với mỗi bài dạy giáo viên phải nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, để hiểu được dụng ý của từng mục trong sách giáo khoa, phải chuẩn bị tốt thí nghiệm, tìm tòi, nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo, đặt hệ thống câu hỏi hợp lý, tạo không khí sôi nổi, có liên hệ thực tế, từ đó giáo viên nâng cao dần kiến thức để học sinh tự khai thác nội dung, tự giải quyết vấn đề. Những tiết học như vậy tiềm năng trí tuệ, tư chất của học sinh được phát huy tối đa, từ đó mình dễ dàng nhận thấy để có phương án, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực cho học sinh này.
II. THỰC TRẠNG:
Học sinh đại trà đa số nhận thức đều có hạn, nên khi giải các dạng bài tập
vật lí thường ít hiểu rõ về bản chất của nó. Đặc biệt Học sinh đại trà đa số nhận thức đều có hạn, nên khi giải các dạng bài tập Vật lí thường ít hiểu rõ về bản chất của nó. Đặc biệt là việc định hướng và tìm ra phương pháp giải cho bài tập đó là rất quan trọng.
Qua khảo sát thực tế ở một số trường THCS về nhu cầu ham thích học, và chất lượng học Vật lí như sau:
Nhu cầu ham thích học Vật lí
TT
Nội dung
Tỷ lệ
1
Ham thích học lí thuyết
5 %
2
Ham thích học thực hành
70 %
3
Ham thích học giải bài tập
10 %
4
Ham thích học cả ba nội dung trên
10 %
5
Không xác định được thích nội dung gì
5 %
Chất lượng giải các bài tập Vật lí
TT
Nội dung
Tỷ lệ
1
Không biết giải các bài tập
15 %
2
Biết giải các bài tập
65 %
3
Biết giải các bài tập, hiểu đúng bản chất
15 %
4
Biết vận dụng các dạng bài tập giải được
5 %
Qua thực trạng trên ta thấy: Việc định hướng cho học sinh giải các bài tập Vật lí là rất quan trọng. Đặc biệt là việc hiểu đúng bản chất Vật lí và vận dụng được kiến thức. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải có được một hệ thống bài tập cơ bản, khoa học, giúp cho học sinh vừa ham thích, vừa hiểu và vận dụng được kiến thức đó vào cuộc sống, kĩ thuật.
III. CƠ SỞ ĐỊNH HƯỚNG KHI GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Hà Thế
Dung lượng: 246,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)