SKKN Vật lý

Chia sẻ bởi Nguễn Thanh Hoa | Ngày 17/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: SKKN Vật lý thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:



A- MỞ ĐẦU:
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Vai trò chủ yếu của giáo viên trong kiểu dạy học mới là tổ chức các hoạt động của học sinh trong giờ lên lớp. Một trong những công việc chính của giáo viên là: Điều khiển nhịp nhàng các hoạt động của học sinh, trong đó có việc kiểm tra, đánh giá kiến thức bài cũ và trình bày nội dung bài ghi trên bảng một cách đầy đủ, chính xác, cô đọng và khoa học.
Phần Quang hình học mặc dù chiếm một phần nhỏ trong chương trình vật lí 9. Nhưng trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy đây là các bài dạy rất dễ bị thiếu thời gian. Vì:
Nội dung bài học tương đối dài.
Kiến thức về khúc xạ ánh sáng, thấu kính khá mới mẻ đối với học sinh.
Kĩ năng vận dụng kiến thức hình học (tam giác đồng dạng) của học sinh còn hạn chế.
Thí nghiệm khó chính xác.
Hình vẽ nhiều, cần độ chính xác cao….
Do đó, trong quá trình lên lớp nếu giáo viên không sắp xếp các bước và thực hiện phần ghi trên bảng một cách khoa học, hợp lí thì học sinh rất khó theo dõi, không có nhiều thời gian để rèn kỉ năng vẽ hình, gây tâm lí chán nản, không yêu thích môn học và giáo viên cũng rất dễ bị “cháy” giáo án.
Nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá kiến thức bài cũ như thế nào để đánh giá được kết quả hoạt động và sự phát triển toàn diện của học sinh trong suốt quá trình học tập; Đồng thời có thể vận dụng kiến thức kiểm tra này vào việc dạy học bài mới và ghi bảng một cách khoa học, có hệ thống để không mất nhiều thời gian ? Đó chính là nội dung mà tôi đã và đang thực hiện và đồng thời cũng là vấn đề tôi cần trao đổi với quí thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp trong bài viết này.
II- NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
Giúp giáo viên xác định được mối liên hệ giữa kiến thức kiểm tra bài cũ với nội dung kiến thức mới cần truyền đạt trong tiết dạy.
Từ nội dung ghi bảng của phần kiểm tra bài cũ, giáo viên định hướng và chuyển thành nội dung, hình thức ghi bảng của bài học mới một cách khoa học, hợp lí, đỡ tốn thời gian.
Học sinh dễ dàng nhận thấy được mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức đã được học. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các sơ đồ ôn tập trong các tiết ôn tập, tổng kết chương theo sự thống nhất trong các đợt sinh hoạt chuyên môn cụm trong toàn Huyện.
Tạo ra trong lớp học một bầu không khí tự do, dân chủ, niềm vui lao động sáng tạo. Phát huy tính tích cực, rèn tư duy phân tích, suy luận, tổng hợp và nhất là rèn luyện kỉ năng vẽ hình của học sinh.
III- PHƯƠNG PHÁP – CƠ SỞ VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Thông qua số liệu điều tra, phân tích, so sánh kết quả đạt được của học sinh lớp 9 - Trường THCS Bình Thành ba năm học: 2005 – 2006; 2006 – 2007; 2007 - 2008.(phần quang hình học - Vật lí 9).
Thông qua quá trình trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các bạn đồng nghiệp trong các lần sinh hoạt cụm chuyên môn trong toàn Huyện.
Từng bước vận dụng những kinh nghiệm của bản thân đã dần tích luỹ được thông qua 3 năm liền trực tiếp giảng dạy môn vật lí 9 chương trình thay sách ở trường THCS Bình Thành.(Năm học: 2005 – 2006; 2006 – 2007; 2007 – 2008). Bản thân nhận thấy đã có tác dụng thiết thực, hiệu quả và có tính khả thi cao.
Theo sự gợi ý, động viên, khuyến khích và giúp đỡ của nhóm, tổ bộ môn và ban giám hiệu nhà trường về công tác tích luỹ chuyên môn và viết sáng kiến kinh nghiệm.



























KẾT QUẢ:

I- TÌNH TRẠNG SỰ VIỆC:
Kết quả khảo sát chất lượng phần quang hình học lớp 9 - Năm học: 2005 – 2006 như sau:

Lớp

Sĩ Số
Yếu, kém
TB
Khá, giỏi



S L
TL %
S L
TL %
S L
TL %

9A1
34
12
35,3
17
50
5
14,7

9A2
44
14
31,8
20
45,5
10
22,7

9A3
41
10
24,4
20
48,8
11
26,8

9A4
34
10
29,4
18
52,9

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguễn Thanh Hoa
Dung lượng: 2,68MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)