SKKN vật lí 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Minh |
Ngày 14/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: SKKN vật lí 9 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” là định hướng đổi mới phương pháp dạy học, được khẳng định trong Nghị Quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 4 khóa VII, Nghị Quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 2 khóa VIII và được pháp chế hóa trong điều 24.2 của Luật giáo dục.
Theo định hướng này, đối với môn khoa học thực nghiệm như vật lí, để tạo điều kiện cho việc vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống, phát triển năng lực cần thiết cho học sinh, cần phối hợp nhiều hình thức tổ chức học tập ngoài lớp học, kết hợp với việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại như dạy học giải quyết vấn đề, dạy học kiến tạo, dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án, dạy học theo hợp đồng,…
Một trong những điều kiện có thể bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh trong bộ môn vật lí. Tôi mạnh dạn áp dụng phương pháp mới: Sử dụng kĩ thuật dạy học theo hợp đồng trong giảng dạy vật lí lớp 9.
II. GIẢI PHÁP
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Thế nào là dạy học theo hợp đồng?
Là cách tổ chức học tập, trong đó học sinh làm việc theo một gói các nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định.
1.1.2. Mục đích
- Đa dạng hóa về nội dung, nhiệm vụ học tập; học tập bằng trải nghiệm; mức độ độc lập trong học tập; hình thức phân chia nhóm; mức độ thực hiện của từng nhóm;
- Đa dạng hóa các nhiệm vụ về hình thức bắt buộc, tự chọn (yêu cầu phải có trong hợp đồng); các nhiệm vụ đóng, mở; dựa vào các hoạt động vui chơi; các dạng hợp tác cá nhân có hướng dẫn.
- Kĩ thuật này thường áp dụng vào tiết bài tập, ôn tập, thực hành,…
2. Cơ sở thực tiễn
Qua nhiều năm giảng dạy vật lí 9, tôi thấy:
- Học sinh ít quan tâm đến ôn tập kiến thức và kĩ năng cần vận dụng để giải các bài tập vật lí;
- Học sinh ít suy luận lôgic hoặc toán học vào giải các bài tập vật lí;
- Nhiều học sinh khá- giỏi có phương pháp tự học tương đối tốt nhưng khả năng hoạt động giúp đỡ học sinh yếu kém chưa tốt, chưa phát huy hoạt động nhóm;
- Trong giờ bài tập, thông thường giáo viên chưa thực hiện đúng quy trình; chủ yếu học sinh khá giỏi giải các bài tập, học sinh yếu kém chăm chú để chép vì nhiều học sinh không chuẩn bị trước, mặt khác hạn chế về thời gian của tiết học.
- Giáo viên chưa kích thích học sinh yếu, kém thể hiện trước lớp học do số lượng bài tập được giao quá nhiều, chưa trọng tâm, còn nhiều yếu tố bất ngờ nên học sinh nhút nhát.
3. Qua kinh nghiệm thực tế
Qua các giờ bài tập vật lí, các nội dung cần phải thực hiện một “hợp đồng”, có hợp đồng 15 phút, hợp đồng hai ngày để từng tổ, cá nhân có thể chuẩn bị, tự tin trình bày các vấn đề được giao theo hợp đồng đã kí kết.
Trong phần này tôi chỉ trình bày và áp dụng các “hợp đồng” trong giờ dạy 02 dạng bài tập vật lí 9 của phần điện học và quang học.
4. Các nội dung, tiến trình thực hiện
4.1. Lựa chọn các giờ bài tập trong chương trình vật lí lớp 9
- Bài tập vận dụng định luật Ôm;
- Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn;
- Bài tập vận dụng định luật JunLen -xơ;
- Bài tập về công suất điện và điện năng;
- Bài tập Quang hình.
4.2. Xác định quy trình của một tiết bài tập vật lí
- Phần đầu dành 15 phút để thực hiện trắc nghiệm khách quan (giáo viên chuẩn bị trước một tiết học)
- Phần tiếp theo giải các bài tập tự luận từ 2 đến 3 bài;
- Bài tập vận dụng nâng cao.
4.3. Thiết kế bài giảng thực hiện tiết bài tập dạy theo “hợp đồng”
A. Mục tiêu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Minh
Dung lượng: 189,50KB|
Lượt tài: 9
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)