SKKN VẬT LÍ

Chia sẻ bởi Kim Sơn Thượng | Ngày 29/04/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: SKKN VẬT LÍ thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÀ VINH
TRƯỜNG THCS & THPT LƯƠNG HÒA A
ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG TIẾT HỌC VẬT LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: VẬT LÍ
Người thực hiện:
Chức vụ: Giáo viên
Tổ chuên môn: LÍ – KĨ THUẬT
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích của đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Giới hạn của đề tài
II. PHẦN NỘI DUNG 1
1. Thực trạng nghiên cứu.
2. Đề xuất giải quyết thực trạng
3. Nội dung
4. Tính khả thi của đề tài
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
2. Kiến nghị
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý do chọn đề tài :
Nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá ,nền kinh tế khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Mục tiêu của giáo dục là hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh . Học sinh càng được tham gia tích cực , chủ động vào các hoạt động học tập , thì các phẩm chất và năng lực cá nhân càng sớm được hình thành và phát triển hoàn thiện . Tính năng động và sáng tạo là những phẩm chất rất quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Từ những yêu cầu trên SGK mới đã chú trọng đến việc đổi mới phương pháp và nội dung dạy học, rèn luyện cho học sinh tính tự lực, tích cực và sáng tạo, nhằm phát triển tối đa năng lực nhận thức của học sinh . Là một giáo viên thành quả đạt được trong lao động là chất lượng học tập của học sinh trong môn mình phụ trách.Tôi luôn trăn trở và tự hỏi làm thế nào để có nhiều học sinh học tốt, có nhiều học sinh ham thích học môn của mình dạy. Qua quá trình công tác tôi nhận thấy cho dù SGK mới viết có hay, bài soạn của Gv chuẩn bị có chu đáo mà học sinh không có hứng thú học bài, thì kết quả dạy học của giáo viên cũng không được cao. Kết quả học tập chỉ đạt được tối đa khi học sinh thực sự có hứng thú học môn học này , chính điều đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu và viết đề tài này .
2. Mục đích của đề tài:
Tạo hứng thú cho học sinh học tập trong tiết học môn vật lí bằng nhiều phương pháp : bằng thí nghiệm vật lí vào bài, bằng các câu hỏi đặc vấn đề, bằng các ví dụ thực tế trong cuộc sống.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh THCS trường THCS và THPT Lương Hòa A
4. Giới hạn của đề tài:
- Đề tài nghiên cứu đối với môn vật lí THCS nói chung Trường THCS và THPT Lương Hòa A nói riêng. Đề tài chủ yếu gây hứng thú trong học tập tạo học sinh ham thích bộ môn vật lí .
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng nghiên cứu:
Trong những năm học vừa qua đa số học sinh nói chung, học sinh trường THCS Lương Hòa A nói riêng, việc tiếp thu kiến thức còn gặp nhiều khó khăn trong đó có môn vật lý. Trong khi suy nghĩ của đa số học sinh việc học như bị bắt buộc đa số học sinh chưa có suy nghĩ tự giác học tập.
Theo tôi sỡ dĩ có tình trạng như thế là vì học sinh chưa tìm được niềm vui ,hứng thú thực sự khi học tập, chưa định hướng được rõ ràng việc học của mình.
2 . Đề xuất giải quyết thực trạng :
- Để giải quyết những khó khăn trên tôi đã nghiên cứu nhiều phương pháp để tại hứng thú trong học tập bằng những thí nghiệm nhỏ đặc vấn đề vào bài hoặc những câu hỏi có vấn đề để thu hút sự chú ý của học sinh gây hứng thú trong tiết học.
3. Nội dung
 . Biện pháp thực hiện :
a) Gây hứng thú học tập cho học sinh từ việc xử lí các tình huống sư phạm :
Ngay từ đầu giáo viên phải tạo được niềm tin và tình cảm thực sự từ học sinh dành cho giáo viên . Qua cách ăn mặc, đi đứng , nói năng đúng chuẩn mực đạo đức .
Ngay từ khi vào lớp giáo viên phải tạo được bầu không khí tươi vui, thoải mái có thể chỉ bằng những câu nói tiếng cười , nét mặt vui vẻ của giáo viên, giáo viên không nên gây căng thẳng nặng nề trong giờ học , kị nhất là giáo viên chửi bới, gắt gỏng hoặc vào lớp với khuôn mặt nặng nề .
Giáo viên phải luôn tôn trọng ý kiến trả lời của học sinh , không nên gò ép học sinh vào khuôn phép cứng nhắc , tránh thái độ yêu cầu học sinh trả lời sắp xếp ngay theo thứ tự của mình .
Khuyến khích cho điểm động viên học sinh một cách tế nhị, hợp lí khi học sinh trả lời đúng câu hỏi hoặc học sinh không trả lời được câu hỏi. Từ đó sẽ tạo cho học sinh có được niềm tin vào khả năng của bản thân .
Giáo viên cần phải cải tiến và sáng tạo đồ dùng dạy học, thiết kế thí nghiệm phù hợp với điều kiện địa phương, sử dụng phương pháp dạy học nhóm hoặc dùng phiếu học tập hợp lí .
Học sinh THCS là học sinh đang trong độ tuổi chuyển từ trẻ con sang người lớn nên tính tình rất khó bảo . Nếu chúng ta xử lí tình huống sư phạm không khéo léo thì sẽ gây cho học sinh những ác cảm với giáo viên và không muốn học môn học này. Nếu xử lí khéo léo thì gây được ấn tưọng mạnh đối với học sinh từ đó học sinh cảm thấy có hứng thú học môn của giáo viên giảng dạy thì kết quả học tập môn học sẽ tốt hơn. Trong thực tế học sinh do có ác cảm với giáo viên mà ngày càng học kém môn học của giáo viên giảng dạy không phải là ít nên giáo viên cần lưu ý điều này. Vấn đề này nhìn bề ngoài tưởng chừng như không có liên quan gì đến việc học tập của học sinh nhưng nó lại có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí học tập của học sinh. Nếu chúng ta sử lí không khéo léo nó sẽ trở thành một ấn tượng mà học sinh mang theo suốt đời .
b) Tạo hứng thú cho học sinh bằng những thí nghiệm vật lí :
Ví dụ : Bài 13
Máy cơ đơn giản (vật lý 6). Sau khi học sinh đọc ở đầu đề một ống bêtông nặng bị lăn xuống mương (hình 13.1) đọc trước và đặt ra câu hỏi trong đầu
:Ống này rất nặng làm thế nào để đưa ống lên được đây?
Hoặc ở địa phương khi máy xuốt lúa hay máy xới khi muốn lên bờ mà bờ quá cao thì phải làm thế nào?
Khi đốn cây quá lớn làm thế nào để đem cây lên xe kéo về nhà?...
Nếu học sinh làm được như vậy thì học sinh sẽ thấy được việc học rất có lợi cho đời sống rõ ràng hơn và cảm thấy thích thú hơn khi phát hiện những đều kì thú hơn liên quan đến kiến thức của mình học.
VD bài 9 áp suất khí quyển (vật lý 8). Khi học sinh xem bài trước ở đầu bài có thí nghiệm nhỏ ở hình bên (hình 9.1) thì hs có thể thực hiện trước ở nhà dễ dàng và xem xét phân tích hiện tượng nhìn thấy được và đặt ngay trong đầu câu hỏi tại sao nước không chảy ra?
HS: suy nghĩ mãi trong đầu vì sao nước không chảy ra?
Gv : để giải thích được vấn đề trên , ta cùng nghiên cứu vào bài mới
Gv : Tại sao hai bạn không kéo được hai núm cao su đó ra khỏi nhau?
Làm như vậy sẽ kích thích ngay được tính tò mò , hiếu kì của học sinh . Nên học sinh sẽ chú ý ngay vào bài học .
Hoặc :Gv : Theo em, hai bạn kéo được vật khoảng bao nhiêu kg .
Gv : Các em có tin là hai bạn này không kéo nổi hai núm cao su nặng khoảng 1 gam không ?
Hs : Nghi ngờ về khẳng định của giáo viên .
Gv : Dùng hai núm cao su trong bộ thí nghiệm được cấp của nhà trường để làm thí nghiệm thay cho thí nghiệm “ Ghê-rích” .Đặt hai núm cao su chồng khít lên nhau rồi dùng tay ép xác cho không khí bên trong ra ngoài hết . Yêu cầu hai học sinh dùng hết sức để kéo .( không được làm việc gì ngoài việc kéo ) .
Hs : Sẽ thấy lạ kì khi hai bạn của mình không kéo nổi hai núm cao su bé tí tẹo .
Khi dạy bài “ đối lưu - bức xạ nhiệt” (SGK vật lí 8 , tr 80 )
trước khi vào bài dạy mới Gv hỏi : theo em đèn nến có hút được khói không ?
Hs: Trả lời .
Gv : Dùng một ống tre cưa thật bằng ở hai đầu ( hai đầu thông nhau ) , bên hông có khoét một lỗ sao cho lỗ thấp hơn ngọn nến dự định đặt ở trong ống tre khoảng 5–10 cm
đốt một cây nến rồi dùng ống này úp ngọn nến vào bên trong sao cho phần dưới ống tre tương đối kín , rồi đốt một vài que hương đưa lại gần miệng lỗ .
Hs : Sẽ thấy khói bị hút vào trong ống tre .
Gv : Liệu có đúng đèn nến nó hút được khói hay không ta nghiên cứu vào bài hôm nay .
Từ đó sẽ kích thích được tính tò mò của học sinh , làm cho học sinh chú ý hơn vào bài học .
Khi dạy bài “ dẫn nhiệt ” ( SGK vật lý 8 , tr 77 ) ngay khi vào lớp giáo viên xin một học sinh nữ hai sợi tóc .
Gv : Theo các em khi thầy cho sợi tóc vào lửa thì hiện tượng gì xảy ra . Hs : tóc sẽ cháy.
Gv : Các em có tin rằng thầy dùng lửa đốt mà sợi tóc không cháy không ?
Hs : Nghi ngờ về khẳng định của giáo viên .
Gv : Dùng sợi tóc quấn chặt vào thanh kim loại đồng hình trụ tròn rồi hơ vào ngọn lửa cho học sinh quan sát . Sau đó tháo sợi tóc ra cho học sinh quan sát lại .
Hs : Sẽ rất ngạc nhiên khi sợi tóc bị đốt mà không bị cháy .
Gv Đặt vấn đề : em nào cho thầy biết vì sao sợi tóc bị đốt mà không cháy?
Từ đó kích thích được tính tò mò của học sinh , học sinh sẽ chú ý ngay vào bài học .
Khi dạy bài : “Sự phân tích ánh sáng trắng”( SGK vật lí 9 trang 139)
Gv : Các em có biết tại sao khi nhìn vào mặt ghi của đĩa CD ta lại thấy có rất nhiều màu hay không? Để hiểu rõ vấn đề trên chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài học hôm nay.
Những hiện tượng trên hoặc quá gần gũi hoặc quá xa lạ , lâu nay ta cho nó là những hiện tượng hiển nhiên không cần giải thích hoặc giải thích chưa được hoặc mới nghe lần đầu .
từ đó sẽ kích thích được tính tò mò , ham hiểu biết của học sinh , học sinh sẽ chú ý hơn vào bài học .
Tuy nhiên không phải tất cả các bài chúng ta đều thực hành được thí nghiệm tạo tình huống có vấn đề vào bài , nhưng với những bài có thể thì giáo viên nên tìm những thí nghiệm thật gần gủi nhưng đặc sắc để đưa lên đầu bài nhằm tạo tình huống có vấn đề , gây hứng thú học tập cho học sinh .
c) Tạo hứng thú cho học sinh bằng những câu hỏi có vấn đề.
Khi dạy bài : “Sự cân bằng lực - quán tính” ( SGK vật lí 8 , tr17 )
Gv : Khi ngồi xe đạp , xe máy , ô tô , ... nếu phanh gấp chúng ta lại cứ bị ngã người về phía trước mà không bị ngã người về phía sau?
Hs : Cố gắng suy nghĩ để tìm câu trả lời , có thể chưa giải thích được
Gv : Để giải thích được vấn đề trên , ta cùng nghiên cứu vào bài mới
Hs : Sẽ chú ý vào bài mới để tìm cách trả lời câu hỏi trên .
Khi dạy bài : “ Sự nổi ” ( sgk vật lí 8 , tr 43 )
GV tạo tình huống:
GV: tại sao khi thả vào nước thì hòn bi gỗ lại nổi , còn hòn bi thép lại chìm ?
HS: Vì hòn bi gỗ nhẹ hơn.
thép
gỗ
Hs: cố gắng suy nghĩ để tìm câu trả lời , có thể chưa giải thích được .
Gv : để giải thích được vấn đề trên , ta cùng nghiên cứu vào bài mới
Hs : sẽ chú ý vào bài mới để tìm cách trả lời câu hỏi trên .
Gv : Tại sao tàu làm bằng thép vừa to lại vừa nặng nhưng lại nổi còn hòn bi thép nhỏ và nhẹ hơn tàu rất nhiều sao lại chìm ?
Mặc khác trong thời đại thông tin kĩ thuật như hiện nay Gv có thể vận dụng máy chiếu để giảng dạy , chiếu nhiều hình ảnh kích thích sự ham học của học sinh, Ngoài ra yêu cầu của chương trình là đưa giáo dục môi trường vào ,đây cũng là cơ hội giáo viên đưa những hình ảnh môi trường hiện thực giúp cho học sinh thấy được kiến thức vật lí rất gần gủi với đời thường với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày từ đó mà thích học môn vật lí hơn.
Như vậy tất cả các tiết dạy bài mới chúng ta đều có thể chọn ra một hiện tượng gần gủi mà học sinh chưa giải thích được để đặt câu hỏi nêu vấn đề vào bài . Ngoài ra trong mỗi tiết dạy đặt câu hỏi có vấn đề trước khi chuyển mục cũng gây hứng thú học tập cho học sinh
 Kết quả trước khi thực hiện theo chuyên đề:
 Kết quả sau khi thực hiện theo chuyên đề:
4. Tính khả thi của đề tài :
Từ thực trạng ban đầu như đã nêu tôi đã áp dụng biện pháp như vừa nêu và kết quả là học sinh bắt đầu tích cực học tập, một số đã biết áp dụng kiến thức vào đời sống hàng ngày.
 Kết quả trước khi thực hiện theo chuyên đề:
 Kết quả sau khi thực hiện theo chuyên đề:
Từ thực trạng ban đầu như đã nêu tôi đã áp dụng biện pháp như vừa nêu và kết quả là học sinh bắt đầu tích cực học tập, một số đã biết áp dụng kiến thức vào đời sống hàng ngày, giảm được học sinh yếu kém và tăng thêm học sinh khá giỏi.
III . PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
- Để đạt được kết quả tốt trong tất cả các môn học nói chung và môn vật lí nói riêng . một trong các yếu tố quan trọng là người học phải có hứng thú học tập . Đặc biệt là môn vật lí , mỗi sự vật hiện tượng đều thể hiện một yếu tố , một bản chất nào đó của quy luật tự nhiên . Những hiện tượng vật lí đó có thể rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta như : gió thổi , nước sôi , mây trôi , vật nổi , ............. những hiện tượng tưởng chừng như hiển nhiên đó, để nghiên cứu và trả lời được câu hỏi vì sao lại thế thường gây được ấn tượng mạnh vào tâm lí, sự hiếu kì của học sinh. Nhưng trong quá trình dạy học giáo viên không được quên rằng sử lí các tình huống sư phạm một cách hợp lí, tế nhị sẽ tạo được ấn tượng sâu sắc với lứa tuổi học sinh THCS , từ đó gây được hứng thú học tập cho học sinh .
-
Đề tài này có thể sử dụng cho giáo viên dạy vật lí cấp THCS làm tài liệu tham khảo , phục vụ cho việc thay sách SGK mới , giảng dạy môn vật lí tại trường mình , hy vọng được chia sẽ phần nào những khó khăn vất vả của giáo viên dạy môn vật lí theo chương trình SGK mới và góp phần nâng cao hiệu quả bài giảng của mình , góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới , góp phần đưa đất nước tiến kịp các nước trên thế giới. Trong thời gian ngắn , khối lượng công việc nhiều nên trong quá trình biên soạn đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót mà tôi chưa phát hiện ra . Để nội dung đề tài thêm phong phú và đầy đủ hơn, rất mong được sự góp ý bạn đọc và đồng nghiệp .
tôi xin chân thành cảm ơn 
2. Kiến nghị:
- Sách giáo khoa vật lí 6, 7, 8,9.
- Sách Giáo viên vật lí 6,7,8,9.
- Sách tâm lí lứa tuổi THCS và THPT.
- Một số tài liệu trên mạng thư viện Violet.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
V. MỤC LỤC
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích của đề tài 1
3. Đối tượng nghiên cứu 1
4. Giới hạn của đề tài 1
II. PHẦN NỘI DUNG 1
1. Thực trạng nghiên cứu. 1
2. Đề xuất giải quyết thực trạng 2 3. Nội dung 2
4. Tính khả thi của đề tài 5
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5
5. Kết luận. 6
6. Kiến nghị 6
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 7
Lương Hòa A, ngày 08 tháng 11 năm 2010
Người viết



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Kim Sơn Thượng
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)