SKKN_toan_7

Chia sẻ bởi Nguyễn Huệ | Ngày 16/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: SKKN_toan_7 thuộc Hình học 7

Nội dung tài liệu:

MỤC LỤC


Nội dung
Trang


Mục lục
3


Phần thứ nhất: Đặt vấn đề


1
Lí do chọn đề tài
4

2
Thời gian thực hiện
5


Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề


1
Cơ sở lí luận của vấn đề
5

2
Thực trạng của vấn đề
6

3
Giải pháp thực hiện
6

4
Hiệu quả của đề tài
11


Phần thứ ba: Kết luận và kiến nghị
12


Tài liệu tham khảo
13








PHẦN THỨ NHẤT:. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ở trường trung học cơ sở dạy toán là dạy hoạt động toán học cho học sinh, trong đó giải toán là đặc trưng chủ yếu của hoạt động toán học của học sinh. Để rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh ngoài việc trang bị tốt kiến thức cơ bản cho học sinh giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết cách khai thác, mở rộng kết quả các bài toán cơ bản để học sinh suy nghĩ tìm tòi những kết quả mới sau mỗi bài toán. Nhưng thật tiếc là trong thực tế chúng ta chưa làm được điều đó một cách thường xuyên. Phần lớn giáo viên chúng ta chưa có thói quen khai thác một bài toán thành một chuỗi bài toán liên quan, trong giải toán chúng ta chỉ dừng lại ở việc tìm ra kết quả của bài toán. Điều đó làm cho học sinh khó tìm được mối liên hệ giữa các kiến thức đã học. Cho nên khi bắt đầu giải một bài toán mới học sinh không biết phải bắt đầu từ đâu? cần vận dụng kiến thức nào? bài toán có liên quan đến những bài toán nào đã gặp?
Trong thực tế giảng dạy toán hình lớp 7 giáo viên cần phải hiểu rõ và làm cho học sinh hiểu rõ về tác dụng và ý nghĩa của chứng minh toán học nói chung, chứng minh trong hình học nói riêng.
Trên cương vị là một giáo viên ai cũng mong muốn học sinh yêu thích môn học do mình đảm nhiệm, và có những kiến thức vững vàng để các em tiếp tục học lên các lớp trên. Tuy nhiên để làm được điều đó không hề đơn giản đặc biệt là môn toán nói chung và môn hình học lóp 7 nói riêng.
Là một giáo viên được giao nhiệm vụ dạy môn toán lớp 7 trong năm học 2010 - 2011, tôi luôn học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để làm sao kiến thức truyền đạt đến các em một cách đơn giản, dễ hiểu nhưng chắc chắn, các em có những kiến thức cơ bản vững vàng, tạo điều kiện cho các em yêu thích môn toán, tránh cho các em có suy nghĩ môn toán là khô khan và khó tiếp cận. Tuy nhiên trên thực tế thì học sinh lớp 7 mới bước đầu làm quen với khả năng tư duy logic và lập luận giải thích vấn đề có cơ sở khoa học, đồng thời khả năng ghi nhớ còn hạn chế. Do đó đối tượng này thường xuyên mắc sai lầm trong việc vận dụng các định nghĩa, các tính chất, hay dấu hiệu hình học vào lập luận - chứng minh.
Chính vì lí do trên mà tôi đã quyết định lựa chọn chuyên đề " Hình thành dạng toán chứng minh cho học sinh lớp 7" nhằm bước đầu định hướng cho học sinh những ý niệm cơ bản về chứng minh hình học, tạo tiền đề cho các em tiếp cận các kiến thức hình học một cách logic, khoa học hơn.
2. Thời gian thực hiện đề tài:
Năm học 2010 - 2011.

PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Cơ sở lí luận
Trong toán học, một chứng minh là một cách trình bày thuyết phục (sử dụng những chuẩn mực đã được chấp nhận trong lĩnh vực đó) rằng một phát biểu toán học là đúng đắn. Chứng minh có được từ lập luận suy diễn, chứ không phải là tranh luận kiểu quy nạp hoặc theo kinh nghiệm. Có nghĩa là, một chứng minh phải biểu diễn cho thấy một phát biểu là đúng với mọi trường hợp, không có ngoại lệ. Một mệnh đề chưa được chứng minh nhưng được chấp nhận đúng được gọi là một phỏng đoán.
Phát biểu đã được chứng minh thường được gọi là định lý. Một khi định lý đã được chứng minh, nó có thể được dùng làm nền tảng để chứng minh các phát biểu khác. Một định lý cũng có thể được gọi là bổ đề, đặc biệt nếu nó được dự định dùng làm bước đệm để chứng minh một định lý khác.
Một dạng cụ thể của chứng minh sử dụng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Huệ
Dung lượng: 194,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)