SKKN TOAN 2
Chia sẻ bởi Dương Thị Dung |
Ngày 09/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: SKKN TOAN 2 thuộc Toán học 2
Nội dung tài liệu:
Phần thứ nhất
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các môn học ở tiểu học, môn Toán có vị trí quan trọng vì môn học này không chỉ cung cấp cho học sinh các kiến thức ban đầu về số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học; và yếu tố thống kê đơn giản mà còn hình thành ở các em kĩ năng tính toán, khả năng tư duy, suy luận, kích thích trí tưởng tượng, hình thanh phương pháp tự học và làm việc khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.
Trong dạy - học toán ở tiểu học, việc giải toán có lời văn chiếm một vị trí quan trọng. Thông qua hoạt động giải toán “có lời văn” học sinh có thể:
+ Củng cố các kiến thức đã học.
+ Trình bày, diễn đạt, lập luận chặt chẽ, lôgíc.
+ Dần hình thành phương pháp “giải quyết vần đề” linh hoạt trong những tình huống khác nhau.
+ Bước đầu tập vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tiễn cuộc sống
Ngoài ra thông qua hoạt động giải toán có lời văn của học sinh, người giáo viên có thể :
+ Đánh giá được trình độ học toán của học sinh trong lớp.
+ Phát hiện được những hạn chế, nhược điểm cũng như những năng lực đặc biệt của các đối tượng học sinh trong lớp.
Với những lý do đó, trong học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp Hai nói riêng, việc học toán và giải toán có lời văn là rất quan trọng và rất cần thiết. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm biện pháp giảng dạy thích hợp, giúp các em giải bài toán một cách vững vàng, hiểu sâu được bản chất của vấn đề cần tìm, mặt khác giúp các em có phương pháp suy luận toán lôgic thông qua cách trình bày, lời giải đúng, ngắn gọn, sáng tạo trong cách thực hiện. Từ đó giúp các em hứng thú, say mê học toán.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc giải toán có lời văn, từ thực tế học của học sinh lớp 2A6 tôi đã tìm một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2.
PHẦN HAI
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
Giải toán là một thành phần quan trọng trong chương trình giảng dạy môn toán ở bậc tiểu học. Nội dung của việc giải toán gắn bó chặt chẽ với nội dung của số học và số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản và các yếu tố đại số, hình học có trong chương trình.
Việc giải toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy. Khi giải một bài toán, tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực vì các em cần phân biệt cái gì đã cho và cái gì cần tìm, thiết lập các mối liên hệ giữa các dữ kiện giữa cái đã cho và cái phải tìm; Suy luận, nêu nên những phán đoán, rút ra những kết luận, thực hiện những phép tính cần thiết để giải quyết vấn đề đặt ra v.v... Hoạt động trí tuệ có trong việc giải toán góp phần giáo dục cho các em ý trí vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, chu đáo làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo v.v...
Toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế. Nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan đến cuộc sống thường xẩy ra hành ngày. Cái khó của bài toán có lời văn là phải lược bỏ những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán, hay nói cách khác là chỉ ra các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và nêu ra phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số bài toán.
Đề bài của bài toán có lời văn bao giờ cũng có hai phần:
- Phần đã cho hay còn gọi giả thiết của bài toán.
- Phần phải tìm hay còn gọi kết luận của bài toán.
Ngoài ra, trong đề toán có nêu mối quan hệ giữa phần đã cho và phần phải tìm hay thực chất là mối quan hệ tương quan phụ thuộc vào giả thiết và kết luận của bài toán.
Việc hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn còn hạn chế. Giáo viên chưa tập trung hướng dẫn học sinh phương pháp giải toán theo các bước nhất định, chưa hướng dẫn các em tìm hiểu sâu đề bài, việc tóm tắt bài toán chưa được
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các môn học ở tiểu học, môn Toán có vị trí quan trọng vì môn học này không chỉ cung cấp cho học sinh các kiến thức ban đầu về số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học; và yếu tố thống kê đơn giản mà còn hình thành ở các em kĩ năng tính toán, khả năng tư duy, suy luận, kích thích trí tưởng tượng, hình thanh phương pháp tự học và làm việc khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.
Trong dạy - học toán ở tiểu học, việc giải toán có lời văn chiếm một vị trí quan trọng. Thông qua hoạt động giải toán “có lời văn” học sinh có thể:
+ Củng cố các kiến thức đã học.
+ Trình bày, diễn đạt, lập luận chặt chẽ, lôgíc.
+ Dần hình thành phương pháp “giải quyết vần đề” linh hoạt trong những tình huống khác nhau.
+ Bước đầu tập vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tiễn cuộc sống
Ngoài ra thông qua hoạt động giải toán có lời văn của học sinh, người giáo viên có thể :
+ Đánh giá được trình độ học toán của học sinh trong lớp.
+ Phát hiện được những hạn chế, nhược điểm cũng như những năng lực đặc biệt của các đối tượng học sinh trong lớp.
Với những lý do đó, trong học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp Hai nói riêng, việc học toán và giải toán có lời văn là rất quan trọng và rất cần thiết. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm biện pháp giảng dạy thích hợp, giúp các em giải bài toán một cách vững vàng, hiểu sâu được bản chất của vấn đề cần tìm, mặt khác giúp các em có phương pháp suy luận toán lôgic thông qua cách trình bày, lời giải đúng, ngắn gọn, sáng tạo trong cách thực hiện. Từ đó giúp các em hứng thú, say mê học toán.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc giải toán có lời văn, từ thực tế học của học sinh lớp 2A6 tôi đã tìm một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2.
PHẦN HAI
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
Giải toán là một thành phần quan trọng trong chương trình giảng dạy môn toán ở bậc tiểu học. Nội dung của việc giải toán gắn bó chặt chẽ với nội dung của số học và số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản và các yếu tố đại số, hình học có trong chương trình.
Việc giải toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy. Khi giải một bài toán, tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực vì các em cần phân biệt cái gì đã cho và cái gì cần tìm, thiết lập các mối liên hệ giữa các dữ kiện giữa cái đã cho và cái phải tìm; Suy luận, nêu nên những phán đoán, rút ra những kết luận, thực hiện những phép tính cần thiết để giải quyết vấn đề đặt ra v.v... Hoạt động trí tuệ có trong việc giải toán góp phần giáo dục cho các em ý trí vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, chu đáo làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo v.v...
Toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế. Nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan đến cuộc sống thường xẩy ra hành ngày. Cái khó của bài toán có lời văn là phải lược bỏ những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán, hay nói cách khác là chỉ ra các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và nêu ra phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số bài toán.
Đề bài của bài toán có lời văn bao giờ cũng có hai phần:
- Phần đã cho hay còn gọi giả thiết của bài toán.
- Phần phải tìm hay còn gọi kết luận của bài toán.
Ngoài ra, trong đề toán có nêu mối quan hệ giữa phần đã cho và phần phải tìm hay thực chất là mối quan hệ tương quan phụ thuộc vào giả thiết và kết luận của bài toán.
Việc hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn còn hạn chế. Giáo viên chưa tập trung hướng dẫn học sinh phương pháp giải toán theo các bước nhất định, chưa hướng dẫn các em tìm hiểu sâu đề bài, việc tóm tắt bài toán chưa được
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Thị Dung
Dung lượng: 27,64KB|
Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)