SKKN: Tiếng Việt Lớp 4
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ái Loan |
Ngày 09/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: SKKN: Tiếng Việt Lớp 4 thuộc Toán học 4
Nội dung tài liệu:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIÚP HỌC SINH LỚP 4- 5 CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ TỪ GHÉP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. Cơ sở lí luận.
Như chúng ta đã biết Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ của học sinh thể hiện tốt hay không là nhờ vốn kiến thức về Tiếng Việt dồi dào và khả năng chuyển tải kiến thức, nội dung hợp lý, sáng tạo của giáo viên.
Theo tôi nghĩ là một giáo viên đứng lớp thì đều phải dạy tốt các phân môn như chương trình đã quy định. Song muốn dạy tốt một tiết Luyện từ và câu là một điều khó nhất bởi từ ngữ Việt Nam rất phong phú, đa dạng. Đúng như ông cha ta đã có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”.
Câu nói đó đã thể hiện rõ sự phức tạp của ngữ pháp Việt Nam. Do đó, vấn đề dạy Tiếng Việt ở các trường Tiểu học nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng là một yếu tố quan trọng giúp phát triển năng lực trí tuệ và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho học sinh. Luyện từ và câu giúp học sinh Tiểu học có hiểu biết về quy tắc cấu tạo từ, nắm quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp.
Thông qua việc dạy và học môn Tiếng Việt để góp phần rèn luyện các em những thao tác tư duy về ngôn ngữ; cung cấp cho học sinh các kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết ban đầu về tự nhiên- xã hội, về con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài. Qua đó bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam.
II. Cơ sở thực tiễn.
Qua trực tiếp giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp, sinh hoạt chuyên môn, tôi thấy học sinh rất khó khăn khi cảm nhận, tiếp nhận, phân loại từ đơn, từ ghép, từ láy. Đặc biệt, dạy từ ghép thì cả giáo viên và học sinh còn rất lúng túng khi xác định các từ ghép đứng độc lập, từ ghép trong ngữ cảnh và văn cảnh. Từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, từ ghép có âm hoặc vần trong các tiếng giống nhau. Chính vì vậy mà mỗi nội dung kiến thức nói chung, kiến thức về “Từ ghép” nói riêng cần phải được củng cố và củng cố một cách kịp thời, có hiệu quả mới hy vọng học sinh nhận diện và phân biệt cũng như sử dụng tốt trong nói và viết. Việc củng cố kiến thức đó cần được vận dụng trong mọi nơi, mọi lúc phù hợp và có thể. Đặc biệt thời gian tăng buổi là thời gian thích hợp, thiết thực nhất cho việc củng cố kiến thức này. Tuy vậy, để có kết quả như mong muốn thì cũng cần phải xác định sử dụng thời gian tăng buổi đó như thế nào? Với nội dung gì? Đó chính là nội dung tôi muốn đề cập đến trong đề tài này: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4- 5 củng cố kiến thức về từ ghép nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học”
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là giáo viên, học sinh lớp 4- 5 (Người dạy và người học). Đó là hai yếu tố gắn chặt và tác động lẫn nhau.
- Khái niệm từ đơn, từ ghép, từ láy trong sách giáo khoa và sách tham khảo.
- Mối quan hệ thẩm thấu giữa từ đơn, từ ghép và cụm từ.
- Phương pháp nhận biết từ đơn, từ ghép, cụm từ đứng độc lập hoặc trong văn cảnh, ngữ cảnh.
- Khoanh vùng từ ghép điển hình và từ ghép đáng ngờ.
- Phương pháp giảng dạy từ đơn, từ ghép, từ láy ở các trường học hiện nay.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu, khảo sát thực trạng vấn đề dạy và học phần từ đơn, từ ghép, từ láy.
- Thống kê đơn vị kiến thức về “từ ghép”..
- Nghiên cứu bản chất và khái niệm từ đơn, từ ghép và từ láy.
- Rút ra được một số số biện pháp giảng dạy nhắm khắc sâu kiến thức về từ ghép cho học sinh.
- Đúc rút kinh nghiệm và triển khai dạy vào các tiết tăng buổi ở tổ 4- 5.
V. Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát thực trạng để nắm được chất lượng dạy và học phần từ đơn, từ ghép, từ láy khối 4 - 5.
- Dự giờ thăm lớp của các đồng chí tổ viên.
- Thông qua đàm thoại, đặt
GIÚP HỌC SINH LỚP 4- 5 CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ TỪ GHÉP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. Cơ sở lí luận.
Như chúng ta đã biết Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ của học sinh thể hiện tốt hay không là nhờ vốn kiến thức về Tiếng Việt dồi dào và khả năng chuyển tải kiến thức, nội dung hợp lý, sáng tạo của giáo viên.
Theo tôi nghĩ là một giáo viên đứng lớp thì đều phải dạy tốt các phân môn như chương trình đã quy định. Song muốn dạy tốt một tiết Luyện từ và câu là một điều khó nhất bởi từ ngữ Việt Nam rất phong phú, đa dạng. Đúng như ông cha ta đã có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”.
Câu nói đó đã thể hiện rõ sự phức tạp của ngữ pháp Việt Nam. Do đó, vấn đề dạy Tiếng Việt ở các trường Tiểu học nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng là một yếu tố quan trọng giúp phát triển năng lực trí tuệ và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho học sinh. Luyện từ và câu giúp học sinh Tiểu học có hiểu biết về quy tắc cấu tạo từ, nắm quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp.
Thông qua việc dạy và học môn Tiếng Việt để góp phần rèn luyện các em những thao tác tư duy về ngôn ngữ; cung cấp cho học sinh các kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết ban đầu về tự nhiên- xã hội, về con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài. Qua đó bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam.
II. Cơ sở thực tiễn.
Qua trực tiếp giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp, sinh hoạt chuyên môn, tôi thấy học sinh rất khó khăn khi cảm nhận, tiếp nhận, phân loại từ đơn, từ ghép, từ láy. Đặc biệt, dạy từ ghép thì cả giáo viên và học sinh còn rất lúng túng khi xác định các từ ghép đứng độc lập, từ ghép trong ngữ cảnh và văn cảnh. Từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, từ ghép có âm hoặc vần trong các tiếng giống nhau. Chính vì vậy mà mỗi nội dung kiến thức nói chung, kiến thức về “Từ ghép” nói riêng cần phải được củng cố và củng cố một cách kịp thời, có hiệu quả mới hy vọng học sinh nhận diện và phân biệt cũng như sử dụng tốt trong nói và viết. Việc củng cố kiến thức đó cần được vận dụng trong mọi nơi, mọi lúc phù hợp và có thể. Đặc biệt thời gian tăng buổi là thời gian thích hợp, thiết thực nhất cho việc củng cố kiến thức này. Tuy vậy, để có kết quả như mong muốn thì cũng cần phải xác định sử dụng thời gian tăng buổi đó như thế nào? Với nội dung gì? Đó chính là nội dung tôi muốn đề cập đến trong đề tài này: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4- 5 củng cố kiến thức về từ ghép nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học”
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là giáo viên, học sinh lớp 4- 5 (Người dạy và người học). Đó là hai yếu tố gắn chặt và tác động lẫn nhau.
- Khái niệm từ đơn, từ ghép, từ láy trong sách giáo khoa và sách tham khảo.
- Mối quan hệ thẩm thấu giữa từ đơn, từ ghép và cụm từ.
- Phương pháp nhận biết từ đơn, từ ghép, cụm từ đứng độc lập hoặc trong văn cảnh, ngữ cảnh.
- Khoanh vùng từ ghép điển hình và từ ghép đáng ngờ.
- Phương pháp giảng dạy từ đơn, từ ghép, từ láy ở các trường học hiện nay.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu, khảo sát thực trạng vấn đề dạy và học phần từ đơn, từ ghép, từ láy.
- Thống kê đơn vị kiến thức về “từ ghép”..
- Nghiên cứu bản chất và khái niệm từ đơn, từ ghép và từ láy.
- Rút ra được một số số biện pháp giảng dạy nhắm khắc sâu kiến thức về từ ghép cho học sinh.
- Đúc rút kinh nghiệm và triển khai dạy vào các tiết tăng buổi ở tổ 4- 5.
V. Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát thực trạng để nắm được chất lượng dạy và học phần từ đơn, từ ghép, từ láy khối 4 - 5.
- Dự giờ thăm lớp của các đồng chí tổ viên.
- Thông qua đàm thoại, đặt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ái Loan
Dung lượng: 210,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)