Skkn so do tu duy day ly 8
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Tâm |
Ngày 14/10/2018 |
54
Chia sẻ tài liệu: skkn so do tu duy day ly 8 thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI
TRƯỜNG THCS PHƯƠNG TRUNG
.
Đề tài : “SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 8”
Người thực hiện:Nguyễn Thị Thanh Tâm
Năm học :2016-2017
Phòng GD ĐT Thanh Oai Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường THCS Phương Trung Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2016-2017
SƠ YẾU LÍ LỊCH
Họ và tên : Nguyễn Thị Thanh Tâm
Ngày, tháng , năm sinh: 9-12-1982
Năm vào ngành : 1-11-2012
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường THCS Phương Trung
Trình độ chuyên môn : Đại học lý
Hệ đào tạo : Từ xa
Bộ môn giảng dạy: Vật lý 8 và vật lý 7
Trình độ Ngoại ngữ :
Danh hiệu thi đua đã đạt :
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài, thuận lợi và khó khăn
Từ lâu, dạy học theo kiểu “đọc – chép” được coi là một phương pháp dạy học để truyền tải kiến thức cho học sinh và được sử dụng phổ biến ở nhiều trường trong cả nước. Ngành Giáo dục và Đào tạo cũng đã có nhiều cuộc hội thảo và cũng đã đưa ra nhiều phương pháp dạy học tích cực hơn… nhưng hiện tại không ít giáo viên vẫn sử dụng cách dạy học theo kiểu “đọc – chép”
Do một số bài học của chương trình có lượng kiến thức nhiều, trong một tiết học chỉ có 45 phút, mà đã mất 10 đến 15 phút ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ, dặn dò học, làm bài tập ở nhà…Như vậy, chỉ còn khoảng 30 phút để giảng bài mới nên giáo viên chọn cách “đọc – chép”.
Học sinh hiện nay khả năng tự ghi bài là rất chậm, rất hạn chế, thụ động trong học tập nên cũng có thầy cô chọn cách đọc bài, học trò chép bài. Học sinh về nhà chỉ cần học thuộc nội dung đã được ghi, khi kiểm tra bài chỉ cần đọc đúng, ghi đúng là được điểm cao…
Cũng còn một số giáo viên không chịu khó đầu tư cho việc thiết kế bài dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh mình đang phụ trách, sợ mất sức, cứ sẵn giáo án mẫu đọc cho học sinh chép, khi cần thỉnh thoảng mới dừng lại ghi vài chữ lên bảng. Như thế, vừa không sợ sai kiến thức cơ bản, lại vừa không tốn sức.
Trang thiết bị và các phòng học chức năng không đủ hoặc không có để đáp ứng nhu cầu dạy học theo hướng đổi mới, hiện đại hóa, học sinh không có nhiều điều kiện để thực hành hoặc học theo phương pháp trực quan sinh động.
Khắc phục tình trạng đọc – chép là một yêu cầu cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học đối với tất cả các môn học. Đó là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn phức tạp trong điều kiện hiện nay của nhiều trường. Thực hiện tốt việc chống dạy học theo kiểu “đọc – chép” là cả một quá trình lâu dài với sự cố gắng của nhiều đối tượng khác nhau trong đó sự tận tâm của thầy cô giáo là điều hết sức quan trọng mới có thể có kết quả.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị bắt đầu từ năm học này (2011 – 2012) chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua đọc chép và nhìn chép ở bậc trung học phổ thông,trung học cơ sở
Đây là chủ trương phù hợp với tiến trình đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng sự mong đợi bấy lâu nay của nhiều giáo viên tâm huyết với giáo dục, giúp học sinh chủ động học tập và sáng tạo.
Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục và dư luận lên tiếng không đồng tình, thậm chí phản đối gay gắt và đề nghị chấm dứt việc dạy học theo kiểu đọc chép, nhưng có lẽ do còn nhiều việc phải giải quyết, nên mãi đến năm học này, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới có ý kiến chính thức bằng văn bản.
Thầy đọc, trò chép trên lớp, cộng với việc học quá tải liên miên khiến các em không đủ thời gian suy ngẫm và tự học, thì lấy đâu ra việc tìm tòi, suy luận để có kiến thức thực sự? Nhưng vấn đề đặt ra, thế nào là thầy không đọc, trò không chép? Không đọc kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa, thì thầy sẽ nói gì để các em ghi lại và phát triển tư duy?
Đội ngũ giáo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Dung lượng: 2,20MB|
Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)