SKKN: Một số kinh nghiệm dạy thực hành Tin học 7

Chia sẻ bởi Bùi Quan Bình | Ngày 25/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: SKKN: Một số kinh nghiệm dạy thực hành Tin học 7 thuộc Tin học 7

Nội dung tài liệu:

MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ. 2
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 3
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 3
2.1.1. Thuận lợi: 3
2.1.2. Khó khăn: 3
2.2. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 4
2.2.1. Khảo sát chất lượng học tập bộ môn: 4
2.2.2. Thiết kế bài dạy thực hành phải phù hợp với nhiều đối tượng học sinh 4
2.2.3. Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp 5
2.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 10
2.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 10
3. KẾT LUẬN 12














1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ nói chung của ngành tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt, sự tiện dụng và được ứng dụng rộng rãi, tin học ngày nay là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội. Hơn thế nữa nó còn đi sâu vào đời sống của con người.
Do vậy, Việt Nam nói chung và ngành giáo dục đào tạo nói riêng phải đầu tư phát triển về mọi mặt. Đặc biệt là nguồn nhân lực tức là phải đào tạo ra một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, nắm vững tri thức khoa học công nghệ để làm chủ trong mọi hoàn cảnh công tác và hoạt động xã hội nhằm đáp ứng được nhu cầu trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để đáp ứng được các yêu cầu trên, môn Tin học đã được đưa vào giảng dạy ở các trường Trung học và Tiểu học với vai trò là môn học tự chọn.
Môn học tự chọn (Tin học) ở trường phổ thông hiện hành có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn học này giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống.
Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học nói chung, Tin học 7 nói riêng bản thân tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh còn yếu về kĩ năng thực hành trên máy. Thậm chí còn có một số học sinh còn ngại thực hiện các thao tác trên máy mà chủ yếu là quan sát các học sinh khác trong nhóm thực hành (học sinh khá - giỏi). Do vậy các tiết thực hành ít khi đạt yêu cầu chất lượng.
Từ thực tế trên, trong quá trình dạy học tôi luôn băn khoăn trăn trở làm thế nào nâng cao chất lượng trong mỗi giờ thực hành giúp các em thành thục các thao tác cơ bản với máy tính, nên trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú trọng đến việc hướng dẫn, chia nhóm thực hành sao cho các đối tượng học sinh đều có thời gian tiếp xúc, sử dụng máy nhiều, giúp các em có thể tự khám phá và tự học.
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
Thực tế qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn tôi nhận thấy: Hầu như học sinh đều rất yêu thích và hứng thú với môn Tin học. Tuy nhiên, chất lượng bộ môn qua các năm học chưa cao, đặc biệt là kĩ năng thực hành trên máy của học sinh còn yếu, thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy tính để rèn luyện kĩ năng.
2.1.1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo, Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học; tạo mọi điều kiện thuận lợi về CSVC trang thiết bị dạy học.
- Giáo viên giảng dạy được đào tạo theo đúng chuyên ngành.
- Phần lớn các em học sinh có ý thức tự học cao, luôn tìm tòi học hỏi những kiến thức mới trong học tập và rất hứng thú với môn Tin học.
2.1.2. Khó khăn:
- Vẫn còn một số em học sinh tiếp thu kiến thức còn chậm, đặc biệt là kĩ năng thực hành trên máy của học sinh còn yếu, thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy tính để rèn luyện các kĩ năng vì sợ mình gõ chậm và sai.
- Số lượng máy tính hiện có quá ít so với số lượng học sinh trong một lớp học. Phòng máy không thoáng làm cho học sinh không tập trung vào bài giảng... ảnh hưởng rất lớn trong quá trình giảng dạy và học tập.
- Học sinh trong trường chủ yếu là con em người dân tộc Hre, sự quan tâm của phụ huynh đến việc học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Quan Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)