SKKN_MH 2015
Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Hương |
Ngày 05/10/2018 |
51
Chia sẻ tài liệu: SKKN_MH 2015 thuộc Nhà trẻ
Nội dung tài liệu:
Mục lục
Phần I. Một số vấn đề chung
2
1. Lý do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu
5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5
4. Phương pháp nghiên cứu
6
5. Kế hoạch nghiên cứu
6
Phần II. Nội dung nghiên cứu của đề tài
7
1. Cơ sở lý luận
7
2. Thực trạng của vấn đề
8
3. Biện pháp thực hiện
9
Phần III. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng của đề tài
38
1. Bài học kinh nghiệm
40
2. Ý nghĩa của đề tài
40
Tài liệu tham khảo
41
SÁNG TẠO ĐỒ DÙNG TỪ CHAI NHỰA
CHO TRẺ MẦM NON
Phần I. Một số vấn đề chung
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Nếu không làm tốt việc chăm sóc - giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết sức khó khăn, phức tạp. Vì vậy, Nghị quyết TW2, khoá VIII của Đảng cộng sản Việt Nam về "Định hướng chiến lược giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đề ra mục tiêu giáo dục Mầm non phải trang bị cho trẻ những gì tốt nhất kể cả về mặt vật chất và tinh thần một cách toàn diện.
Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi cần sự quan tâm đặc biệt của cha mẹ và cô giáo. ở giai đoạn này, những mối quan hệ, có những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ đều có tác động rất lớn đến bản thân trẻ. Vì vậy cha mẹ và cô giáo đều mong muốn dạy trẻ những điều hay, lẽ phải, những thói quen tốt và những hành vi có đạo đức để hình thành nhân cách cho trẻ sau này.
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non thông qua các hoạt động vui chơi giúp trẻ được thao tác, được hoạt động và trải nghiệm. Ở đó trẻ được thể hiện nhu cầu của cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa từ đó giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện nhất cả về thể chất và tinh thần.
Lịch sử của đồ chơi có từ xa xưa và phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển chung của xã hội loài người. Trên thế giới, dân tộc nào cũng có đồ chơi, chúng mang những nét riêng biệt, độc đáo của các dân tộc. Đồ chơi phản ánh những đặc điểm sinh hoạt, văn hóa, lao động và cả phong tục tập quán, tín ngưỡng của mỗi dân tộc. Vì vậy, đồ chơi của trẻ em bất cứ nước nào cũng đều mang tính truyền thống và tính hiện đại, đều ghi lại dấu ấn của dân tộc và tinh hoa của nhân loại. Hiện nay, đồ chơi cho trẻ em có rất nhiều trên thị trường, nhất là đồ chơi ngoại, thôi thì đủ thứ, nào là các loại xe cơ giới, nào là siêu nhân, đồ chơi điện tử,…Tuy nhiên, xét về phương diện giáo dục thì nhiều đồ chơi không phù hợp với trẻ, không thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường mầm non. Nhu cầu về đồ chơi rất lớn và vai trò của đồ chơi là đặc biệt hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non, thế nhưng ở những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa thì đồ chơi lại là một thứ xa xỉ đối với mỗi đứa trẻ và điều đó cũng ảnh hưởng đến sự quan tâm, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở đó như thế nào. Đồ dùng đồ chơi (ĐDĐC) có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Chính những đồ chơi này giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện. Trẻ nhỏ cần rất nhiều cơ hội để học và khám phá thông qua việc chúng chơi hàng ngày. Chơi là cách học phù hợp nhất khi chúng ta muốn trẻ tìm tòi khám phá cho bản thân chúng. Qua chơi trẻ được phát triển hiểu biết, kỹ năng trong rất nhiều tình huống khác nhau. Đồ chơi là yếu tố thúc đẩy trẻ em thực hiện nhiều hành động và thao tác khác nhau có tác dụng rèn luyện thể lực cho trẻ.
Đối với trẻ nhỏ, ta sử dụng phương pháp giảng dạy chủ yếu là trực quan sinh động, như vậy đồ chơi là một nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu được trong cuộc sống. Nó cần cho trẻ như thức ăn và nước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Minh Hương
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)