SKKN lop 2

Chia sẻ bởi Võ Thị Ngọc Thuý | Ngày 14/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: SKKN lop 2 thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:


Mục lục
Chương I:
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lời mở đầu trang 1-1
2. Lý do chọn đề tài trang 2-2
3. Mục đích nghiên cứu trang 2-2
4. Đối tượng nghiên cứu trang 3-3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu trang 3-3
6. Phương pháp nghiên cứu trang 3-4
7. Giả thiết khoa học trang 4-5
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.
1. Khái niệm liên quan trang 6 – 9
2. Cơ sở lý luận trang 9 -12
3. Cơ sở thực tiễn trang 12-16
Chương II:
NGUYÊN NHÂN, THỰC TRẠNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2
1. Nguyên nhân trang 17-17
2. Thực trạng trang 17-19
3. Giải pháp trang 19-23
4. Kết quả trang 23-24
5. Một số đề xuất trang 24-24
Chương III:
KẾT LUẬN trang 25-26
Chương I:

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lời mở đầu:
Thực hiện cuộc vận động làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Bác kêu gọi “Vì tương lai con em chúng ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải quyết tâm chăm sóc giáo dục cho các cháu cho tốt”. Lời Bác Hồ dạy được toàn Đảng, toàn dân ta hưởng ứng làm theo, với những việc làm cụ thể, thiết thực trên từng lĩnh vực để cùng nhau xây dựng đất nước ta ngày càng giàu và đẹp hơn.
Trong giáo dục, cùng với các môn học khác ở Tiểu học. Môn Đạo đức giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó. Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh. Theo chuẩn mực đã học, kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống. Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương tôn trọng con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.
Từ nhận thức trên, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, kết hợp với khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” và những hiểu biết đã có, những điều mới mẻ lĩnh hội được từ các bài giảng, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp tôi quyết định chọn đề tài sáng kiến:
“Một số vấn đề giáo dục Đạo đức cho học sinh Tiểu học qua môn Đạo đức lớp 2”

2. Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta trong thời kỳ hội nhập cạnh tranh, nền kinh kế xã hội ngày càng phát triển, chiến lược đào tạo con người đủ đức – tài để làm người chủ tương lai được coi trọng ngay từ cấp Tiểu học. Như Bác Hồ đã nói: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng”.
Cùng với các môn học khác như: Toán, Tiếng việt, Tự nhiên và xã hội ...Môn Đạo đức có nhiệm vụ tạo dựng cơ sở ban đầu, giúp học sinh xây dựng ý thức đạo đức, bồi dưỡng tình cảm, hình thành những chuẩn mực hành vi phù hợp với các quan hệ: bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội và môi trường tự nhiên. Giáo dục đạo đức nhằm giúp học sinh có được nhân cách tốt để trở thành một con người toàn diện là người có ích cho đất nước.
Do vậy, để nâng cao ý thức đạo đức học sinh bản thân chọn đề tài:
“Một số vấn đề giáo dục Đạo đức cho học sinh Tiểu học qua môn Đạo đức lớp 2”
3. Mục đích nghiên cứu:
Giáo dục Đạo đức nhằm giúp học sinh ngay từ Tiểu học xây dựng được ý thức Đạo đức, bồi dưỡng tình cảm, hình thành những chuẩn mực hành vi phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ. Dựa vào đó các em tự nhận xét hành vi, việc làm đúng, sai của mình, các em có khả năng quyết đoán những vấn đề diễn ra hằng ngày với bạn bè, gia đình, nhà trường, môi trường
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Ngọc Thuý
Dung lượng: 174,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)