SKKN L5

Chia sẻ bởi Nguyễn Tấn Phú | Ngày 09/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: SKKN L5 thuộc Toán học 5

Nội dung tài liệu:


BÁO CÁO KINH NGHIỆM
”Trò chơi học tập” trong giáo dục học sinh Tiểu học.

A. Đặt vấn đề:
Vui chơi giải trí là một nhu cầu phải có đối với tất cả chúng ta sau những thời gian lao động, học tập đầy mệt nhọc. Với các em, nhất là học sinh ở tiểu học thì nhu cầu vui chơi lại là một nhu cầu vô cùng quan trọng vì lứa tuổi các em với đặc điểm tâm sinh lí hiếu động, hồn nhiên, thích hoạt động. Thế mà với một số người và với xu hướng một số đông phụ huynh gần đây thì điều này lại được xem nhẹ. Cho nên với họ các em chỉ học và học càng nhiều thì càng tốt dù bất cứ lúc nào ở đâu cho dù là ngày nghỉ, ngày lễ. Với những người này, họ quên mất trước đây, khi còn đi học họ cũng rất thích được vui chơi nhất là những trò chơi dân gian truyền thống bổ ích và hiện nay nếu lúc nào đó, họ được dự một lớp tập huấn về chuyên môn, một lớp bồi dưỡng chính trị… Nếu học tập lâu mà chưa được giải lao để vui chơi trò chuyện thì họ đòi hỏi, lớn tiếng với người thuyết trình, người báo cáo…
Thế thì vui chơi, nhất là vui chơi mà được lồng ghép ý nghĩa giáo dục thì vô cùng cần thiết và các tác dụng giáo dục nhẹ nhàng mà sâu lắng vô cùng.
Gần đây, khi nhà sáng lập hãng Microsoft đến thăm nước chúng ta, được các nhà lãnh đạo nước chúng ta hỏi : “Ông có lời khuyên gì cho giới trẻ Việt Nam?”. Ông trả lời rất ngắn gọn nhưng đầy hàm ý : ”Học tập và vui chơi. Hai hoạt động mà các bạn cần tiến hành hài hoà cho phù hợp.”
B. Giải quyết vấn đề :
1. Cơ sở tâm lí học: Học sinh tiểu học với tâm hồn rất ngây thơ, trong sáng; với tâm sinh lí hiếu động hồn nhiên. Do vậy, với các em vui chơi là nhu cầu thiết yếu thứ hai sau học tập. Với tất cả các em được vui chơi, nhất là vui chơi tập thể cùng các bạn là một sự đam mê lôi cuốn. Các em sẽ chơi hết mình, chơi với tất cả khả năng mà có được. Nên với các em “trò chơi học tập “ luôn cuốn hút tất cả các em tham gia, vì thế tác dụng của nó sẽ nhẹ nhàng mà sâu lắng để lại trong các em dài lâu vì sự hưng phấn của chính nó mang lại.
2. Cơ sở thực tiễn:
“Trò chơi học tập” rất phong phú đơn giản, không đòi hỏi một thiết bị phức tạp nào mà vẫn tiến hành thực hiện tốt. Tuỳ theo điều kiện thực tiễn của lớp, của trình độ học tập của học sinh mà người giáo viên vận dụng linh hoạt sao cho phù hợp. Điều này trong thực tế giảng dạy nhiều giáo viên đã và đang vẫn sử dụng một cách rất thành công tuỳ theo thời điểm và từng lớp học cụ thể.
Tuy vậy, chúng ta vẫn cần một số chuẩn bị thích hợp cho từng trò chơi và từng thời điểm để sao cho tiến hành vừa đảm bảo về mặt giáo dục, vừa đảm bảo về mặt thời lượng phù hợp. Theo chúng tôi, trò chơi vận động nên áp dụng vào đầu tiết học và trò chơi luyện tập thực hành thì giáo viên nên cho các em chơi vào gần cuối tiết học để lúc này sau một khoảng thời gian dài được tập trung học tập mà các em được thư giãn nhẹ nhàng bổ ích với sự vận động theo dung lượng kiến thức các em vừa học thì sẽ thích thú, sẽ đọng lại trong các em lâu và chắc nhất.
3. Một số “trò chơi học tập” thường được được sử dụng trong dạy học tiểu học:
A. Các loại trò chơi thường được dùng cho đầu tiết học:”Trò chơi vận động”.
a, Trò Chơi “ai nhanh ai đúng”:
Mục tiêu: Rèn khả năng tư duy, quan sát và vận động nhanh theo nội dung kiến thức bài học.
Hình thức tổ chức: Theo nhóm hoặc cả lớp. Giáo viên quy định số người, nội dung và cách thức đoán nhanh đáp án của câu hỏi, nội dung cần đoán, thời gian đoán. Sau đó cho học sinh chơi thử và chơi chính thức.
Phạm vi áp dụng: Trò chơi này thường áp dụng vào đầu tiết học của tất cả các môn học nhất là môn khoa học.
b, Trò chơi “ nối toa tàu”:
Mục tiêu: Giúp học sinh hình thành, tổng kết nhanh nội dung liên quan bài học.
Cách thức tổ chức: Mỗi tổ được phát một bảng phụ, trong thời gian (1-2 phút) ghi nhanh các nội dung
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tấn Phú
Dung lượng: 123,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)