SKKN L5
Chia sẻ bởi Nguyễn Tấn Phú |
Ngày 09/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: SKKN L5 thuộc Toán học 5
Nội dung tài liệu:
MỤC LỤC
PHẦN A: MỞ ĐẦU trang 2
PHẦN B: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
1. Cơ sở lí luận trang 2
2. Cơ sở thực tiễn trang 3
II. Biện pháp
1. Biện pháp 1 trang 4
2. Biện pháp 2 trang 5
3. Biện pháp 3 trang 8
4. Biện pháp 4 trang 11
5. Biện pháp 5 trang 12
III. Tự đánh giá kết quả trang 13
PHẦN C : BÀI HỌC KINH NGHIỆM trang 13
PHẦN D : KẾT LUẬN trang 14
PHỤ LỤC trang 15
PHẦN A: MỞ ĐẦU
Phần lớn học sinh tiểu học còn chưa xác định rõ ràng mục đích việc học tập là gì, nhân thức và nhu cầu học tập còn chưa cao nên các em sẽ dễ dàng nhàm chán, không hứng thú đến trường. Làm thế nào để trẻ thích đi học, thích học; làm sao cho các em cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, tôi thiết nghĩ bên cạnh việc tạo cho các em một môi trường học tập an toàn, lành mạnh; bên cạnh việc giáo dục các em bằng những biện pháp giáo dục tích cực.. thì biện pháp quan trọng nhất đó là làm sao cho các em cảm thấy hứng thú học tập trong từng giờ học, từ đó sẽ tạo động lực tích cực bên trong các em. Đây cũng là điều tôi cảm thấy trăn trở sau nhiều năm giảng dạy. Tôi mong muốn ở mỗi giờ học, có thể làm cho các em cảm thấy hấp dẫn khi tham gia các hoạt động và tập trung chú ý để chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
Trong phạm vi bài viết này, tôi muốn chia sẻ cùng các đồng nghiệp một số biện pháp thực tế mà tôi đã thực hiện được để tạo sự hấp dẫn, thú vị nhằm thu hút sự tập trung chú ý của học sinh trong giờ học.
PHẦN B: NỘI DUNG
Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Cơ sở lí luận:
- Theo chỉ thị số 40/2008/CT của Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành ngày 22/7/2008 về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, theo hướng dẫn số 1385 /SGDĐT-THMN, ngày 21/08/2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học và công văn 127/GD&ĐT ngày 14/09/2012 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoài Ân về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 đối với giáo viên Tiểu học việc định hướng Giáo dục tiểu học là niềm tin của gia đình và xã hội với yêu cầu Trẻ em thích đi học và thích học để mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
- Học sinh tiểu học là đối tượng đang chuyển từ giai đoạn vui chơi sang giai đoạn học tập. Khả năng tập trung chú ý chỉ diễn ra trong thời lượng không quá 40 phút. Các em sẽ dễ dàng nhàm chán nếu ngồi yên một chỗ suốt vài giờ liền hoặc chỉ làm một việc lặp đi lặp lại nhiều lần. Giai đoạn cuối tiểu học, các cơ quan cảm giác của học sinh đang trong quá trình hoàn thiện. Tư duy của các em mang đậm màu sắc xúc cảm nên các em dễ dàng bị thu hút bởi những hoạt động mới mang màu sắc, tính chất đặc biệt khác lạ.
Cơ sở thực tiễn
- Đa số giáo viên chúng ta khi thiết kế bài dạy thường chỉ chú ý đến việc vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức để khai thác nội dung, chú ý việc chuẩn bị đồ dùng để phục vụ bài dạy.. mà chúng ta dường như chưa lưu tâm nhiều đến đặc điểm tâm sinh lí và khả năng tập trung chú ý của học sinh. Vì vậy không ít tiết học dù được đầu tư rất nhiều nhưng lớp học vẫn trầm, học sinh tham gia một cách thụ động, thậm chí còn tỏ ra uể oải, không hợp tác. Các em thường thể hiện bằng cách nói chuyện, không chú ý nghe giảng hoặc kiếm cách hợp lí để đi ra ngoài lớp học.
- Bên cạnh đó, trẻ còn mất tập trung do các nguyên nhân khác và một nguyên nhân cũng hết sức quan trọng đó là do chưa được sự quan tâm đúng mực từ phía gia đình. Theo sơ đồ thống kê các nguyên nhân gây ra thiếu tập trung của học sinh lớp 5 năm học 2010-2011 và năm học 2011-2012, việc ảnh hường từ gia đình luôn làm cho trẻ mất tập trung trong giờ học. Thực tế cho thấy, có nhiều học sinh khi đến lớp với tâm trạng vô cùng buồn chán, ủ rũ, đôi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tấn Phú
Dung lượng: 179,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)