SKKN Hình học 7.

Chia sẻ bởi Bùi Thị Hải Yến | Ngày 02/11/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: SKKN Hình học 7. thuộc Hình học 7

Nội dung tài liệu:

PHẦN THỨ NHẤT : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Lí do chọn đề tài :
Trong xã hội đang phát triển và hội nhập hiện nay việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động sáng tạo, độc lập tiếp thu tri thức khoa học kĩ thuật hiện đại, biết vận dụng và thực hiện các giải phát hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống xã hội và trong thế giới khách quan là một vấn đề nhiều nhà giáo dục cũng như đội ngũ giáo viên trực tiếp đứng lớp đang đặc biệt quan tâm. Vấn đề trên không nằm ngoài mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn lịch sử hiện nay.
Trong tập hợp các môn thuộc chương trình giáo dục phổ thông nói chung, trường THCS nói riêng, môn Toán là một môn khoa học quan trọng , nó là cầu nối của các ngành khoa học với nhau đồng thời nó có tính thực tiễn rất cao trong cuộc sống xã hội và mỗi cá nhân.
Đổi mới phương pháp dạy học tức là tổ chức các hoạt động tích cực cho người học, kích thích, thúc đẩy, hướng tư duy của người học vào vấn đề mà họ cần lĩnh hội. Từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn, phát triển nhu cầu tìm tòi , khám phá, chiếm lĩnh trong tự thân của người học nhằm phát triển, phát huy khả năng tự học của họ. Đối với các em bậc THCS cũng vậy, các em là những đối tượng học nhạy cảm việc đổi mới cách tư duy trong học tập là cần thiết và thiết thực.Vậy người giáo viên cần làm gì để khơi dậy và kích thích nhu cầu tư duy, khả năng tư duy tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo phù hợp với đặc điểm của môn học đem lại niềm vui hứng thú học tập của các em học sinh? Đặc biệt là việc nâng cao chất lượng đài trà cho đối tượng học sinh trung bình và yếu. Trước vấn đề đó người giáo viên nói chung và bản thân tôi nói riêng cần phải không ngừng tìm tòi khám phá, khai thác, xây dựng hoạt động, vận dụng, sử dụng phối hợp với các phương pháp dạy học tối ưu đối với từng dạng toán phù hợp với từng kiểu bài nhằm xây dựng cho học sinh một hướng tư duy chủ động, sáng tạo.
Quá trình dạy học môn toán là phải nhằm đào tạo con người mà xã hội cần. Vì vậy môn toán phải góp phần cùng môn học khác thực hiện mục tiêu chung của giáo dục THCS đó là làm cho học sinh nắm vững tri thức toán phổ thông cơ bản , thiết thực cũng như có khả năng thực hành toán và hình thành cho học sinh các phẩm chất đạo đức và các năng lực cần thiết. Với toán học có đặc trưng riêng của nó là tính tượng trưng cao, suy diễn rộng, suy luận chặt chẽ, chính xác nên không phải bất cứ học sinh nào cúng học tốt môn toán được. Kinh nghiệm thực tế cho thấy không có phương pháp chung cho một lời giải bài toán hình học. Có nhiều học sinh thắc mắc không hiểu tại sao nghe thầy, cô giáo giảng bài tập và chứng minh định lí cũng như các em tự đọc chứng minh định lí trong sách các em thấy dễ hiểu nhưng để các em giải được bài tập cũng như chứng minh lại một định lí thì gặp khó khăn.Tại sao lại như vậy? Quả thật khi đọc hoặc nghe một bản chứng minh hình học không khó vì bản chứng minh được trình bày theo một trật tự logic, từ cái đúng này đến cái đúng khác rất hợp lí,với những lí lẽ rất xác đáng, làm cho người nghe hoặc người đọc phải chấp nhận, không thắc mắc vào đâu được. Do vậy, cái lập luận logic đó nhẹ nhàng dẫn dắt người nghe dần dần đến một kết luận tât yếu, phải thừa nhận.
Nhưng cái khó là làm sao để học sinh tự biết được cái trật tự ấy để trình bày cho một bài chứng minh? Trong mớ bòng bong những quan hệ chằng chịt giữa các yếu tố trong bài toán, làm sao phát hiện được đầu mối, cái nút nằm ở đâu để tháo gỡ. Muốn tháo gỡ thì các em phải biết lập luận thật logic. Các lập luận đó không phải bỗng nhiên mà có mà cần hình thành trong quá trình nghiên cứu có phương pháp. Một trong những phương pháp nghiên cứu giúp các em đi đúng đường, tìm lời giải là phương pháp suy luận phân tích mà các em nên cố gắng học hỏi để tự rèn luyện. Đây là điều quan cần có trong học tập nói và cũng là đặc biệt là trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Đối với toán học nói chung, và hình học nói riêng, cũng vậy, không có con đường nào khác ngoài việc tự rèn luyện và rèn luyện có phương pháp. Để học sinh làm được điều đó người giáo viên phải có phương pháp định hướng phù hợp dẫn dắt các em từng bước, từng khâu khi giải một bài toán hình học. Trong thực tế giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Hải Yến
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)