SKKN Hanh
Chia sẻ bởi Cao Văn Hạnh |
Ngày 09/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: SKKN Hanh thuộc Tập đọc 3
Nội dung tài liệu:
TỔNG KẾT KINH NGHIỆM
Họ và tên : ĐOÀN XUÂN VINH
Đơn vị: Tổ : TOÁN - LÝ Trường THCS QUẾ XUÂN
TÊN ĐỀ TÀI
DẠY VÀ HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP
PHÂN HÓA NỘI TẠI
TRONG TIẾT HÌNH HỌC LỚP 8
ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1) Cơ sở lý luận thực tiễn
Qua thực tế nhiều năm dạy toán ở bậc THCS đặc biệc đối với bộ môn hình học Tôi nhận thấy rằng:
a) Đối với học sinh.
Đa số học sinh tiếp thu kiến thức một cách máy móc, thiếu tích cực, thiếu độc lập sáng tạo, còn mang tính áp đăt nặng nề. Phần lớn các em học sinh còn chưa biết vận dụng những hiểu biết đơn thuần trong thực tế đời sống để tiếp thu nội dung bài học và ngược lại vận dụng kiến thức đã học vào giải toán cũng như vào thực tế đời sống và các môn học khác còn rất kém cỏi. Đa số các em học sinh chưa biết định hướng việc chứng minh hoặc bắt đầu chứng minh từ đâu, cũng như việc trình bày chứng minh cho rõ ràng, ngắn gọn. Thậm chí còn nhiều em không biết chứng minh là gì dẫn đến rất sợ sệt khi nói đến bộ môn hình học.
Học sinh trong một lớp, dù có được chọn lọc và sắp xếp, vừa có sự khác nhau về trình độ phát triển nhân cách, vừa có sự khác nhau về trình độ phát triển về khuynh hướng và tài năng.
b) Đối với giáo viên
Do thực tế học sinh còn quá kém cỏi, cũng như trình độ học sinh trong một lớp không đồng đều giáo viên đâm ra chán nản, đôi khi dạy còn mang tính áp đặt qua loa, " Giáo viên làm việc, học sinh nghe và chép". Giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chưa khơi dậy và phát triển khả năng tự học, lòng say mê tự tìm đến kiến thức của học sinh. Giáo viên chưa huy động được những hiểu về thực tế đời sống vào nội dung bài học, giúp cho các em tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, cũng như chưa giúp cho các em vận dụng kiến thức đã học vào các bài toán thực tế đời sống và các môn học khác để khắc sâu được kiến thức.
Do vậy làm thế nào để giúp các em học sinh theo năng lực của mình, từng bước tích cực hoá các họat động học tập đối với bộ môn hình học, khơi dậy và phát huy khả năng tự học, tự tìm đến kiến thức, rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải toán và thực tế đời sống, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho các em. Đồng thời làm thế nào đáp ứng được nhu cầu, đặc trưng của bộ môn cũng như hướng đổi mới phương pháp dạy và học trong điều kiện học sinh và phương tiện dạy và học ở địa phương còn nhiều hạn chế. Đó là nỗi băn khoăn, trăn trở của người viét đề tài này.
2) Mục tiêu : Tổng kết kinh nghiệm này nhằm:
+ Bám sát từng đối tượng học sinh, giao nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với năng lực của từng đối tượng học sinh giúp cho các em học sinh trong từng đối tượng ( giỏi, khá, trung bình, yếu, kém ) hoạt động tích cực tìm đến và nắm vững kiến thức cơ bản của chương trình.
+ Phân hoá để hình thành và rèn luyện kĩ năng về suy luận hợp lý, lôgic, khả năng quan sát dự đoán, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu chính xác. Bồi dưỡng những phẩm chất của tư duy như linh hoạt, độc lập sáng tạo. Bước đầu hình thành thói quen tự học, tự diễn đạt chính xác sáng sủa, ý tưởng của mình.
+ Tạo nhiều thời gian cho học sinh làm việc, giáo viên có thời gian kiểm tra đánh giá học sinh, bám sát được trình độ học sinh, kịp thời uốn nén sửa sai cho các em. Tạo điều kiện để học sinh trong từng đối tượng lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng, tăng cường thời lượng thực hành tính toán và giải toán.
+ Đáp ứng được nhu cầu về đổi mới phương pháp dạy và học cũng như phương tiện dạy và học hiện nay ở địa phương còn nhiều hạn chế.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1 ) Chuẩn bị :
a) Phân chia đối tượng HS
Qua khảo sát chất lượng đầu năm, cũng như năng lực học tập của từng đối tượng học sinh đối với bộ môn ở chương I. Giáo viên phân chia các đối tượng học sinh trong lớp, theo năng lực học tập đối với bộ môn thành 3 nhóm :
* Nhóm I : Gồm các học sinh GIỎI - KHÁ.
* Nhóm II : Gồm các học sinh TRUNG BÌNH.
* Nhóm III : Gồm các học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Cao Văn Hạnh
Dung lượng: 334,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)