SKKN. góp ý cho mình với

Chia sẻ bởi Nguyễn Ủn | Ngày 15/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: SKKN. góp ý cho mình với thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Lời nói đầu
Hoá học là bộ môn khoa học thực nghiệm nghiên cứu, giải thích bản chất hoặc quá trình hoá học, các hiện tượng hoá học xẩy ra trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày. Hoá học đã trở thành một lĩnh vực khoa học rộng lớn và phong phú, có mối quan hệ chặt chẽ trong nghiên cứu khoa học và ứng dựng trong mọi lĩnh vực của xã hội.
Hoá học được đưa vào chương trình Trung học cơ sở (THCS) muộn nhất so với các môn khoa học khác, cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học; hình thành thói quen làm việc khoa học, cung cấp kiến thức để giải thích các hiện tượng hoá học trong tự nhiên. Hình thành, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hoạt động và một số kỹ năng cơ bản trong việc tiếp cận, nghiên cứu, ứng dụng hoá học vào cuộc sống. Với chương trình THCS sẽ trang bị cho học sinh khối lượng kiến thức nhất định để chuẩn bị học lên và đi vào cuộc sống lao động sản xuất.
Có thể khẳng định hoá học là môn học mới lạ; hàm chứa nhiều khái niệm, định nghĩa, các loại phản ứng hoá học, các tính chất hoá học, tính chất vật lý ... kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của học sinh. Trong quá trình học tập các em có thể vận dụng để giải thích các hiện tượng, giải bài tập, hình thành kỹ năng làm thí nghiệm, khả năng vận dụng thực tiễn đồng thời phát triển tư duy trong học tập và nghiên cứu sau này.
Song thực tế quá trình giảng dạy cho thấy: Học sinh bậc THCS khi vận dụng kiến thức, lý thuyết vào giải bài tập hoá học cũng như ứng dụng vào thực tế còn nhiều lúng túng và hạn chế.
Để học sinh lĩnh hội sâu sắc bài học, không lúng túng, tự tin khi giải các bài tập hoá học ... làm tiền đề giúp các em tiếp thu kiến thức mới. Thiết nghĩ để giải quyết được vấn đề trên cần phân loại được các dạng bài tập, tương ứng với mỗi dạng bài cần áp dụng phương pháp giải và phương pháp giảng dạy phù hợp.
Với lý do trên tôi mạnh dạn đưa ra phương pháp “ Phân loại và giải bài tập hoá học dạng nhận biết chất vô cơ, áp dụng ở trường THCS ”
Phần I : mở đầu
I. Đặt vấn đề:
Dạy học theo phương pháp mới “ lấy học sinh làm trung tâm” trong đó học sinh chủ động tự phát hiện, tự khám phá và tự lĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Trong bộ môn hoá học, việc vận dụng kiến thức vào thực tế và giải các bài tập liên quan là hết sức quan trọng. “ Phân loại và giải các bài tập dạng nhận biết các chất vô cơ ” là một trong những chuyên đề rất quan trọng trong hệ thống bài tập ở hoá học vô cơ. Để nhận biết các chất đòi hỏi học sinh phải có kiến thức tổng hợp và hiểu biết sâu sắc về cấu tạo, thành phần, tính chất của chất. Ngược lại qua việc nhận biết chất sẽ củng cố và khắc sâu hơn nữa những kiến thức mà học sinh đã tiếp thu trước đó.
Hoá học bậc THCS, học sinh được học rất nhiều kiến thức, song khả năng ghi nhớ và tổng hợp kiến thức của học sinh còn nhiều hạn chế; việc giải một số bài tập nhận biết tuy đơn giản nh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ủn
Dung lượng: 138,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)