SKKN Dạy học tích hợp
Chia sẻ bởi Trần Phong Phú |
Ngày 10/10/2018 |
73
Chia sẻ tài liệu: SKKN Dạy học tích hợp thuộc Tiếng Anh 6
Nội dung tài liệu:
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong cuộc sống hiện đại, khi xã hội ngày càng phát triển thì việc học tập, tiếp thu, lĩnh hội tri thức nhân loại đang là nhu cầu cấp thiết của từng người. Để mỗi người dễ dàng tiếp cận với nguồn tri thức dồi dào đó, tiếng Anh là phương tiện không thể thiếu. Chúng ta đều biết rằng học tiếng Anh đơn thuần chỉ là học một ngôn ngữ, nhưng làm sao để sử dụng ngôn ngữ ấy vào thực tiễn cuộc sống? Vì sao phải học tiếng Anh mà không phải là ngôn ngữ khác? Vì tiếng Anh được xem là ngôn ngữ quốc tế thông dụng nhất được sử dụng vào hầu hết các mục đích giao tiếp, giao lưu văn hóa, thương mại giữa các nước trên thế giới. Khoảng 80% các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết học thuật trên toàn cầu được soạn thảo và lưu trữ bằng tiếng Anh.
Trong chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta, bộ môn Tiếng Anh đã trở thành môn học bắt buộc đối với học sinh cấp trung học cơ sở và trung học phô thông. Bộ sách giáo khoa Tiếng Anh được biên soạn theo từng chủ đề (Themes) gần gũi với cuộc sống hàng ngày.
Qua một thời gian làm công tác giảng dạy ở trường trung học cơ sở với bộ sách Tiếng Anh hiện hành, tôi nhận thấy rằng có những vấn đề xã hội hoặc những nội dung mới cần áp dụng chưa được cập nhật kịp thời để nâng cao nhận thức cho học sinh. Bên cạnh đó, việc tự tìm hiểu, cập nhật để nâng cao nhận thức, kiến thức của học sinh còn hạn chế nên tôi đã thử nghiệm thực hiện đề tài “Dạy học tích hợp ở một số đơn vị bài học trong bộ môn Tiếng Anh 7” nhằm bổ sung thêm kiến thức, nâng cao ý thức và tính hấp dẫn của bộ môn mình giảng dạy cho học sinh khối 7 trường THCS Đại Ân 2.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu.
Nâng cao kiến thức và nhận thức cho học sinh thông qua việc tích hợp kiến thức đã học giữa các khối lớp trong bộ môn, giáo dục kỹ năng sống và liên hệ với kiến thức ở các bộ môn khác.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cập nhật, mở rộng những kiến thức cũ trong cùng bộ môn để nâng cao các kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh.
- Cập nhật, tìm hiểu thêm kiến thức về kỹ năng sống để giáo dục học sinh.
- Tìm hiểu nội dung kiến thức của các bộ môn có liên quan để đưa vào giảng dạy.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Những vấn đề về dạy học tích hợp trong bộ môn Tiếng Anh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Lớp 72,3,4 trường THCS Đại Ân 2 năm học 2014 - 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Tìm hiểu, cập nhật thông tin, kiến thức qua internet, sách báo.
- Quan sát, tìm hiểu tình hình học tập của học sinh.
- Trao đổi, học tập ở bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp.
5. Tính mới của đề tài.
Áp dụng quan điểm dạy học tích hợp các kiến thức cơ bản và kiến thức liên môn vào bộ môn để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
PHẦN 2: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Theo từ điển tiếng Việt, tích hợp có nghĩa là sự kết hợp các bộ phận, thành phần riêng rẽ thành một khối thống nhất chung hoàn thiện. Trong giáo dục, tích hợp mang nghĩa cơ bản là sự phối hợp giữa các phần, các phân môn trong nội tại một môn học hoặc giữa các môn học khác nhau nhằm mục đích cung cấp kiến thức một cách đầy đủ và mở rộng cho người học tiếp thu tốt hơn. Bên cạnh đó, việc tích hợp trong dạy học còn nhằm mục tiêu giáo dục ý thức để người học có nhận thức đúng đắn và vận dụng vào các vấn đề trong thực tế của xã hội hiện đại. Để đạt được mục tiêu giáo dục nâng cao kiến thức và ý thức của học sinh thông qua việc dạy tích hợp, giáo viên cần phải chuẩn bị cho mình một số kiến thức cơ bản về những vấn đề đang được xã hội quan tâm và cả những kiến thức nền của các bộ môn có liên quan để có thể áp dụng tốt nhất vào quá trình dạy học và giáo dục của mình.
2. Cơ sở thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Trường THCS Đại Ân 2 là một trường ở xã thuộc vùng kinh tế khó khăn, tình hình dân trí chưa cao và ý thức về bảo vệ môi trường, kỹ năng sống của học sinh còn hạn chế. Thêm vào đó, xã hội luôn phát triển
1. Lý do chọn đề tài.
Trong cuộc sống hiện đại, khi xã hội ngày càng phát triển thì việc học tập, tiếp thu, lĩnh hội tri thức nhân loại đang là nhu cầu cấp thiết của từng người. Để mỗi người dễ dàng tiếp cận với nguồn tri thức dồi dào đó, tiếng Anh là phương tiện không thể thiếu. Chúng ta đều biết rằng học tiếng Anh đơn thuần chỉ là học một ngôn ngữ, nhưng làm sao để sử dụng ngôn ngữ ấy vào thực tiễn cuộc sống? Vì sao phải học tiếng Anh mà không phải là ngôn ngữ khác? Vì tiếng Anh được xem là ngôn ngữ quốc tế thông dụng nhất được sử dụng vào hầu hết các mục đích giao tiếp, giao lưu văn hóa, thương mại giữa các nước trên thế giới. Khoảng 80% các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết học thuật trên toàn cầu được soạn thảo và lưu trữ bằng tiếng Anh.
Trong chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta, bộ môn Tiếng Anh đã trở thành môn học bắt buộc đối với học sinh cấp trung học cơ sở và trung học phô thông. Bộ sách giáo khoa Tiếng Anh được biên soạn theo từng chủ đề (Themes) gần gũi với cuộc sống hàng ngày.
Qua một thời gian làm công tác giảng dạy ở trường trung học cơ sở với bộ sách Tiếng Anh hiện hành, tôi nhận thấy rằng có những vấn đề xã hội hoặc những nội dung mới cần áp dụng chưa được cập nhật kịp thời để nâng cao nhận thức cho học sinh. Bên cạnh đó, việc tự tìm hiểu, cập nhật để nâng cao nhận thức, kiến thức của học sinh còn hạn chế nên tôi đã thử nghiệm thực hiện đề tài “Dạy học tích hợp ở một số đơn vị bài học trong bộ môn Tiếng Anh 7” nhằm bổ sung thêm kiến thức, nâng cao ý thức và tính hấp dẫn của bộ môn mình giảng dạy cho học sinh khối 7 trường THCS Đại Ân 2.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu.
Nâng cao kiến thức và nhận thức cho học sinh thông qua việc tích hợp kiến thức đã học giữa các khối lớp trong bộ môn, giáo dục kỹ năng sống và liên hệ với kiến thức ở các bộ môn khác.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cập nhật, mở rộng những kiến thức cũ trong cùng bộ môn để nâng cao các kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh.
- Cập nhật, tìm hiểu thêm kiến thức về kỹ năng sống để giáo dục học sinh.
- Tìm hiểu nội dung kiến thức của các bộ môn có liên quan để đưa vào giảng dạy.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Những vấn đề về dạy học tích hợp trong bộ môn Tiếng Anh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Lớp 72,3,4 trường THCS Đại Ân 2 năm học 2014 - 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Tìm hiểu, cập nhật thông tin, kiến thức qua internet, sách báo.
- Quan sát, tìm hiểu tình hình học tập của học sinh.
- Trao đổi, học tập ở bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp.
5. Tính mới của đề tài.
Áp dụng quan điểm dạy học tích hợp các kiến thức cơ bản và kiến thức liên môn vào bộ môn để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
PHẦN 2: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Theo từ điển tiếng Việt, tích hợp có nghĩa là sự kết hợp các bộ phận, thành phần riêng rẽ thành một khối thống nhất chung hoàn thiện. Trong giáo dục, tích hợp mang nghĩa cơ bản là sự phối hợp giữa các phần, các phân môn trong nội tại một môn học hoặc giữa các môn học khác nhau nhằm mục đích cung cấp kiến thức một cách đầy đủ và mở rộng cho người học tiếp thu tốt hơn. Bên cạnh đó, việc tích hợp trong dạy học còn nhằm mục tiêu giáo dục ý thức để người học có nhận thức đúng đắn và vận dụng vào các vấn đề trong thực tế của xã hội hiện đại. Để đạt được mục tiêu giáo dục nâng cao kiến thức và ý thức của học sinh thông qua việc dạy tích hợp, giáo viên cần phải chuẩn bị cho mình một số kiến thức cơ bản về những vấn đề đang được xã hội quan tâm và cả những kiến thức nền của các bộ môn có liên quan để có thể áp dụng tốt nhất vào quá trình dạy học và giáo dục của mình.
2. Cơ sở thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Trường THCS Đại Ân 2 là một trường ở xã thuộc vùng kinh tế khó khăn, tình hình dân trí chưa cao và ý thức về bảo vệ môi trường, kỹ năng sống của học sinh còn hạn chế. Thêm vào đó, xã hội luôn phát triển
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Phong Phú
Dung lượng: 682,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)