SKKN: Dạy giải toán hợp Lớp 3 (ĐN)

Chia sẻ bởi Đàm Ngân | Ngày 09/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: SKKN: Dạy giải toán hợp Lớp 3 (ĐN) thuộc Tập đọc 3

Nội dung tài liệu:

MỤC LỤC:


Trang

LỜI MỞ ĐẦU
2

Phần I : Đặt vấn đề
3

 I - Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc dạy giải toán hợp lớp 3
3

 II - Lí do chọn đề tài
3

 III - Đối tượng nghiên cứu
5

 IV - Phương pháp nghiên cứu
5

Phần II : Nội dung
6

 I - Đặc điểm tình hình
6

 II - Nội dung thực hiện
6

 III - Biện pháp thực hiện
6

 1. Lựa chọn cách trình bày tóm tắt hợp lý
6

 2. Xây dựng hệ thống câu hỏi để tìm lời giải cho bài toán
9

 3. Trình bày bài giải
11

 4. Các bước tiến hành dạy giải một bài toán hợp
12

Phần I : Kết luận
14

 I - Kết quả
14

 II - Bài học kinh nghiệm
14

 III - Ý kiến đề xuất
15

LỜI KẾT
16





















LỜI MỞ ĐẦU

Bạn đọc thân mến!
Nói đến Toán học là nói đến các con số. Nói đến các con số là nói đến độ dài, số lượng, trọng lượng,…Nói cách khác, khi nói đến Toán học là người ta không dùng những từ ngữ hoa mĩ, dườm dà mà sử dụng toàn một loại từ ngữ và con số gọn ghẽ, tròn trịa và chính xác.

Là một người không hẳn không thích Toán học nhưng lại có xu hướng gần gũi với văn học hơn, nên đôi chỗ, trong bản viết này, người viết cố tình lan man “theo dòng văn học”. Mong rằng, sự bày đặt ấy không làm mất đi cái duyên thầm và vẻ đẹp thuần túy, mộc mạc vốn có của Toán học, mà nó còn giúp cho bạn đọc vơi bớt đi những căng thẳng thường xảy ra khi phải tiếp xúc với những đường thẳng, những con số,…Để rồi, thông qua những đoạn tự sự ấy, những hình khối, những đường nét Toán học và tầm quan trọng của nó được hiện ra có màu sắc đậm đà, rõ nét hơn.

Hy vọng rằng, đề tài nhỏ này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ ràng hơn cốt lõi của vấn đề và cũng phần nào giúp bạn đọc giải tỏa được những thắc mắc, những băn khoăn đã vấp phải khi giảng dạy ở nội dung này.


Tác giả


















PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ

I- Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC DẠY GIẢI TOÁN HỢP LỚP 3:
Như chúng ta đã biết, một trong bốn mạch kiến thức ở môn Toán 3 là giải bài toán có lời văn. Trong sách giáo khoa (SGK) Toán 3, các bài toán có lời văn (toán đơn và toán hợp) được sắp xếp xen kẽ với các mạch kiến thức khác. Đây là mạch kiến thức khó, đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp của học sinh (HS) khi học tập. Trong chương trình Toán 3, ngoài các bài toán đơn (bài toán giải bằng 1 phép tính), học sinh còn được học các bài toán hợp, bài toán giải bằng 2 phép tính (2 bước tính). Mỗi bước tính là bước giải một bài toán đơn. Kết quả phép tính ở bước tính thứ nhất sẽ là một thành phần của phép tính ở bước giải thứ hai. Số bài toán hợp chiếm một tỉ lệ lớn trong mạch kiến thức giải toán, xuyên suốt chương trình Toán 3.

So với 3 mạch kiến thức còn lại (Số học, Hình học và Đo lường), khối lượng mạch Giải toán không nhiều (chiếm khoảng 9%), song nó không chỉ giữ vị trí quan trọng trong việc phát triển tư duy toán học nói chung mà còn là yếu tố chính trong việc hình thành và phát triển tư duy trừu tượng, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và cách nhìn nhận thấu đáo, khúc triết trong cách giải quyết vấn đề của học sinh.

Với tầm quan trọng như vậy, việc dạy giải toán có lời văn cho HS lớp 3 là một vấn đề không thể xem nhẹ. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều giáo viên đều lầm tưởng rằng, việc dạy giải các bài toán có 1-2 phép tính là một việc làm đơn giản, không có gì là khó khăn, cứ theo “mẫu” mà dập. Nhưng nếu nghiêm túc mổ xẻ, bóc tách vào tận cốt lõi của vấn đề, có lẽ lúc đó ta sẽ thấy những suy nghĩ của mình còn hời hợt và cần phải xem xét lại. Vậy cốt lõi của vấn đề có liên quan tới việc giải các bài toán hợp ở lớp 3 là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đàm Ngân
Dung lượng: 176,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)