SKKN đạt giải C cấp TP
Chia sẻ bởi Phạm Thị Vân Anh |
Ngày 10/10/2018 |
70
Chia sẻ tài liệu: SKKN đạt giải C cấp TP thuộc Tiếng Anh 6
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC CÂU BỊ ĐỘNG
MỘT CÁCH CÓ HIỆU QUẢ
LĨNH VỰC/ MÔN : TIẾNG ANH
CẤP HỌC: TRUNG HỌC CƠ SỞ
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
A: Phần mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Cơ sở nghiên cứu
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài
B: Phần nội dung
Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiễn
Những nội dung đã thực hiện
Khái niệm về câu bị động
Một số lỗi mà học sinh thường mắc phải
Nguyên nhân
Một số cách khắc phục
Những nguyên tắc chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động cơ bản mà học sinh cần phải nắm được
Các dạng đặc biệt của câu bị động
Kết quả vận dụng các biện pháp
C: Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
2
2
3
3
3
3
3
4
4
4
4
4
5
8
8
8
14
21
22
24
A – PHẦN MỞ ĐẦU
I – LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Với xu thế hội nhập Quốc tế, ngoại ngữ đóng một vai trò rất quan trọng cho tiếng nói chung trên toàn cầu. Trong đó, tiếng Anh là ngôn ngữ được nhiều quốc gia sử dụng nhất, nó đã trở thành tiếng bản ngữ của nhiều nước, là ngôn ngữ giao tiếp giữa con người với con người trên toàn thế giới.
Trong công cuộc xây dựng Đất nước và phát triển xã hội, Việt Nam đang ngày càng phát huy hết khả năng sẵn có trong mọi lĩnh vực. Chính vì thế mà ngôn ngữ giao tiếp trở thành công cụ đắc lực và có sức mạnh tiên quyết. Ngoài tiếng mẹ đẻ, người Việt Nam đã coi tiếng Anh như ngôn ngữ giao tiếp thứ hai, hết sức coi trọng và đưa chương trình tiếng Anh như một môn học chính khóa vào các trường học, thậm chí ngay từ bậc học Tiểu học.
Chúng ta cũng xác định thấy rõ vị trí của môn học đối với sự phát triển chung của toàn xã hội: là một công cụ tạo điều kiện hòa nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực; tiếp cận thông tin quốc tế và khoa học kĩ thuật; tiếp cận những nền văn hóa khác cũng như những sự kiện quốc tế quan trọng.
Trong tình hình phát triển giáo dục nước ta hiện nay đã trải qua nhiều lần đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sách giáo khoa để đáp ứng nhu cầu giáo dục người học một cách tốt nhất để người học tiếp thu kiến thức tốt tất cả các bộ môn nói chung ở bậc THCS, trong đó có bộ môn Tiếng Anh cũng được đổi mới thực sự nhằm đáp ứng có hiệu quả quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đối vơi cấp học THCS việc dạy và học ngoại ngữ ngày càng được quan tâm hơn, phương pháp dạy học cũng đã được đổi mới từ phương pháp cũ nặng nề về luyện đọc-viết sang phương pháp mới chú trọng nhiều đến việc rèn luyện các kĩ năng. Đây là một sự thay đổi tích cực vì học ngôn ngữ là để giao tiếp và là hình thức giao tiếp đầu tiên của con người. Thật là vô nghĩa khi một người học ngoại ngữ mà không hiểu được một người nước ngoài nói gì mà không diễn đạt được những gì mà mình muốn nói bằng ngoại ngữ mặc dù đó chỉ là những câu giao tiếp thông thường.
Việc phổ cập Tiếng Anh trong các trường học ở Việt Nam hiên nay đặt ra những đòi hỏi ngày càng cao không chỉ về trình độ mà còn về phương pháp giảng dạy của người giáo viên dạy ngoại ngữ. Phương pháp giảng dạy mới thì có nhiều nhưng làm thế nào để chọn cho mình một phương pháp dạy riêng có hiệu quả nhất, truyền thụ đến học sinh một cách dể hiểu nhất thì đó quả là cả một vấn đề mà bất kỳ người thầy, người cô nào cũng đang trăn trở, có thể trăn trở trong suốt cả nghiệp dạy học của mình. Bởi vậy, để có và ngày càng nâng cao được phương pháp giảng dạy của mình, người giáo viên phải biết sử dụng một cách hợp lý những kiến thức giáo học pháp cơ bản, giản dị, rễ hiểu, thiết thực, có thể áp dụng được trong hoàn cảnh và với đối tượng học sinh ở các trường phổ thông Việt Nam hiện nay, từ đó có thể nghiên cứu sâu, tìm hiểu thêm về bộ môn và khẳng định cho mình một phương pháp giảng dạy hữu hiệu nhất.
Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp cũng đã gây cho người dạy và người học không ít khó khăn về việc sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp. Vì thế, để phát
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Vân Anh
Dung lượng: 1,23MB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)