SKKN cua huong VB

Chia sẻ bởi Trần Đức Hải | Ngày 09/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: SKKN cua huong VB thuộc Tập đọc 3

Nội dung tài liệu:


I. LÝ DO ĐỀ TÀI:
Tôi chọn cho mình đề tài về việc “Rèn luyện câu đúng, câu hay cho học sinh” bởi vì tôi nhận thấy đối với người Việt Nam, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học của tôi thì các kỹ năng ngôn ngữ nhằm giiúp các em sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả trong suy nghĩ và trong giao tiếp là rất quan trọng. Ngoài ra các em vốn hiểu biết và vốn sống còn ít nên các em sử dụng ngữ pháp tiếng việt còn hạn chế. Các em học sinh đa phần viết câu còn què, cụt, chưa đủ nghĩa và nội dung thông báo.
Đôi khi các em viết câu đủ cấu trúc ngữ pháp nhưng lại sai biệt hoàn toàn về nghĩa của câu. Việc xác định các từ loại Tiếng Việt đối với các em hầu như rất mơ hồ, theo định tính, các em thích nó là từ loại nào thì cho là từ loại đó. Nhưng có một điều rất sâu để tôi chọn đề tài này là do bản thân các em cũng biết mình còn hạn chế về kiến thức ngữ pháp lên rất tìm hiểu, học hỏi, buộc một cô giáo như tôi thấy mình phải có trách nhiệm tìm tòi học hỏi để dạy cho các em sao cho đúng và sâu về kiến thức ngữ pháp. Tôi đã đề ra một số biện pháp sau:
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Tôi đã nghiên cứu kĩ sách giáo khoa Tiếng Việt phân môn ngữ pháp từ lớp 1 đến lớp 5 để nắm rõ được các ưu điểm và hạn chế của trương trình trong sách..
Tôi nhận thấy chương trình và các tài liệu dạy học ngữ pháp ở tiểu học hướng đến thực hành và có tính đồng tâm. Chương trình ngữ pháp đã hướng đến yêu cầu rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ cho học sinh qua hoạt động đội, nghe, nói, viết thực hiện mục tiêu của môn học, làm cho học sinh hiểu và sử dụng tốt phương tiện tư duy và giao tiếp của loài người. Chương trình ngữ pháp, tiểu học đã xác định rất rõ hai mặt quan trọng của dạy học ngữ pháp và rèn luyện kỹ năng sử dụng các đơn vị ngữ pháp. Đó là chương trình ngữ pháp tới thực hành là chủ yếu.
2. Tôi thống kê trong các bài kiểm tra, trong vở Tiếng Việt của học sinh nhiều lớp các số lỗi về ngữ pháp và học sinh hay mắc phải để dễ dàng củng cố sâu hơn cho các em sử những lỗi đó.
Tôi thấy các em còn sai khi nhận diện từ, phân cách các đơn vị từ, việc nằm các khái niệm câu, thành phần câu và kĩ năng nhận diện, phân tích các thành phần câu, nhận diện phân loại từ theo cấu tạo, đặc biệt các em sử dụng dấu câu còn rất lung tung, không đúng yêu cầu của câu, khi viết các đoạn văn đôi khi không có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu... Còn rất nhiều số lỗi khác nhau mà trong khuôn khổ hạn hẹp này rôi không thể thống kê ra hết.
Chính vì vậy khi dạy từng bài ngữ pháp đối với học sinh lớp 4 của tôi là lớp mà kiến thức ngữ pháp được tổng hợp lại tương đối đầy đủ tôi đã chú trọng thay đổi một số điểm.
3/ Những biện pháp sáng tạo khi dạy:
a- Tôi sử dụng trực quan khi dạy trong giờ ngữ pháp. Trực quan ở đây không chỉ là các vật thật, Vật thay thế như tranh ảnh, mô hinh, sơ đồ, biểu bảng ... mà còn là trực quan lời nói. Tôi cố gắng rèn luyện bản thân mình cách nói sao cho đúng ngữ pháp, từ dùng sao cho chuẩn. Ngoài ra khi đưa ra các ví dụ mẫu tôi chọn và suy nghĩ kĩ để có được một ví dụ tương đối chuẩn xác, giúp học sinh dễ phát hiện rút ra bài học.
Ví dụ: với bài “câu và từ “ (Tiết 2- ngữ pháp 4)
Tôi nhận thấy ví dụ của sách giáo khoa.
“Đêm nay, anh đứng gác ở trại”
Học sinh cần phải phân tích câu này thành các từ trong đó câu có từ “đêm nay”, “đứng gác” theo SGK thì phân tích thành từng từ đó: Đêm/ nay, đứng/ gác ... Nhưng bản thân các từ này các nhà Việt ngữ còn đang tranh luận chưa thống nhất là một từ hay hai từ nên tôi đã không lấy ví dụ học sinh dễ bắt hơn:
“Trời/ nắng/ chang chang”
Trong ví dụ này tôi yêu cầu học sinh chia câu “Trời nắng chang chang” thành các phần có nghĩa sao cho được nhiều phần nhất. Học sinh của tôi đã chia câu thành :
Trời nắng/ chang chang.
Trời/ nắng/ chang /chang.
Trời /nắng /chang chang.
Tôi yêu cầu các em suy nghĩ kĩ là “chia nhiều phần nhất” nhưng phải có “nghĩa”, từ đó học sinh tôi đã biết lược bỏ rút ra trường hợp.
“Trời/ nắng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Đức Hải
Dung lượng: 111,00KB| Lượt tài: 15
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)