SKKN

Chia sẻ bởi Nguyễn Mã Lực | Ngày 17/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: SKKN thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
___________________________
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Sơ yếu lý lịch.
Họ và tên : Nguyễn Mã Lực.
Ngày tháng năm sinh : 24/ 10/ 1976 .
Năm vào ngành : 26/ 08/ 1997.
Chức vụ và đơn vị công tác : - Phó chủ tịch công đoàn.
- Giáo viên Trường THCS Hồng Dương - Thanh Oai - Hà Nội.
- Trình độ chuyên môn : Cao đẳng sư phạm - Chuyên ngành: Vật Lý
Đại học : Giáo Dục Chính Trị.
Hệ đào tạo : Chính qui.
Bộ môn giảng dạy : Vật lý + GDCD.
Trình độ ngoại ngữ : Anh văn trình độ A.
Trình độ chính trị : Sơ cấp.
- Khen thưởng : Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở các năm học:
2007 - 2008; 2008 - 2009; 2009 - 2010 .
Giải nhì môn GDCD trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện
năm học 2009 - 2010.



Lời nói đầu


Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước mở cửa để hội nhập với cộng đồng thế giới trong nền kinh tế cạnh tranh quyết liệt, đòi hỏi công tác giáo dục ở nước ta phải có những đổi mới sâu sắc và toàn diện nhằm đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa giữ gìn và phát huy được bản sắc dân tộc, vừa có khả năng sáng tạo, có tình cảm và thái độ của con người mới xã hội chủ nghĩa.

Ở trường trung học những sự đổi mới đó được thực hiện chủ yếu thông qua việc dạy học các môn học, trong đó có Vật lý học. Việc đổi mới cần được thực hiện cả ba mặt: nội dung dạy học, phương pháp dạy học (bao gồm cả tổ chức dạy học ), và phương tiện dạy học. Cần phải huy động nhiều lực lượng khác nhau của xã hội để thực hiện sự đổi mới đó. Đối với người giáo viên thì quan trọng nhất là đổi mới phương pháp dạy học vì giáo viên là người trực tiếp tác động đến học sinh và sử dụng những phương tiện mà xã hội cung cấp cho nhà trường để thực hiện thắng lợi mục tiêu dạy học.

Với khí thế sôi nổi của phong trào thi đua dạy và học ở các trường THCS, mặc dù khả năng còn hạn chế nhưng với sự nhiệt tình động viên giúp đỡ của ban giám hiệu và hội đồng khoa học trường, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, ghi nhận để viết một sáng kiến kinh nghiệm với nội dung là “Tổ chức dạy học hoạt động nhóm trong thí nghiệm và thực hành Vật Lí”. Dù cố gắng nhiều nhưng bài viết chắc hẳn còn nhiều thiếu sót. Kính mong các cấp và quí thầy cô thông cảm và có sự đóng góp để bài viết tốt hơn.

Chương I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I TÊN ĐỀ TÀI
" Tổ chức dạy học hoạt động nhóm trong Thí nghiệm Vật Lí 7".
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Việc đổi mới phương pháp dạy học phải căn cứ vào mục tiêu của môn Vật lí ở trường trung học cơ sở. Một trong những đổi mới của mục tiêu giáo dục phổ thông là phát triển và hình thành năng lực nhận thức , năng lực hành động, năng lực thích ứng và tự khẳng định mình.

Vật lí học là môn khoa học thực nghiệm. Các khái niệm, định luật đều được xây dựng trên cơ sở khảo sát, phân tích các sự kiện thực nghiệm và kiểm tra bằng thực nghiệm. Vì vậy trong việc giảng dạy vật lí cấp hai , phương pháp thực nghiệm có vị trí rất đặc biệt góp phần phát triển năng lực tư duy , xây dựng thế giói quan khoa học và rèn luyện những kỹ năng cơ bản có tính chất kỹ thuật tổng hợp của người lao động mới.

Nội dung chương trình vật lí 7 đơn giản, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các em phần lớn thí nghiệm đưa vào sách giáo khoa đều đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với nhu cầu, năng lực và hứng thú của học sinh nhằm tạo điều kiện cho số đông học sinh được trải nghiệm ( tự mình làm thí nghiệm, tự mình quan sát, đo đạc) và rút ra nhận xét, kết luận.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Mã Lực
Dung lượng: 88,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)