SKKN 2012-2013
Chia sẻ bởi Đào Duy Hùng |
Ngày 10/10/2018 |
148
Chia sẻ tài liệu: SKKN 2012-2013 thuộc Thể dục 5
Nội dung tài liệu:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đổi mới phương pháp dạy học là biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự khám phá và xây dựng kiến thức của một người học với vai trò dẫn dắt khéo léo không thể thiếu được của người giáo viên. Việc truyền đạt, tổ chức như thế nào cho học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, nâng cao được kỹ năng kỹ xảo vận động, phát triển được các tố chất thể lực đó là bài toán đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục nói chung và cán bộ giáo viên thể dục nói riêng. Người xưa đã nói: “Một con người toàn diện là con người: có một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể tráng kiện”.
Một giờ học được coi là thành công là một giờ học mà học sinh có thể thực hiện hết các bài tập giáo viên đặt ra một cách sôi nổi và nhiệt tình đồng thời các em hiểu được nội dung bài tập, có tăng tiến về thể chất tiến bộ về kỹ thuật. Muốn đạt được điều đó người giáo viên phải có sự sáng tạo trong cách giảng dạy, phải tạo được động lực thúc đẩy học sinh say mê học tập. Vì vậy nhiệm vụ đầu giờ học rất là quan trọng nó giúp cho học sinh có thể hình dung ra nhiệm vụ phải thực hiện, tạo trạng thái tâm lý cần thiết cho buổi tập, chuẩn bị cho cơ thể quen dần với lượng vận động lớn. Ngoài ra có thể giải quyết một số nhiệm vụ về giáo dục và giáo dưỡng.
Phần này giữ vai trò dẫn dắt và tạo tiền đề cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính của giờ học, tuy nhiên trong thực tế do còn hạn chế về năng lực hay một lý do nào đó một số giáo viên thể dục còn coi nhẹ vấn đề giáo dục trong phần mỏ đầu. Vì vậy tôi chọn đề tài “Tạo hứng thú học tập môn thể dục thông qua phần mở đầu” nhằm giúp giáo viên thể dục tham khảo để nâng cao chất lượng các tiết học thể dục trong trường tiểu học.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh và rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới.
Ở học sinh phổ thông nói chung và tuổi học sinh Tiểu học nói riêng, tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu được trong các em. Đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em đã có phần thay đổi lớn, hầu hết là học sinh ở độ tuổi lớp 4 và lớp 5. Vì vậy, trong môn thể dục không thể theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căn thẳng, nhàm cháng, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn.
2.CƠ SỞ THỰC TIỄN
Qua một số năm công tác giảng dạy tại đơn vị Trường Tiểu học Thị trấn An Lão cho thấy nếu phần mở đầu đơn điệu, nhàm chán thì sẽ không lôi cuốn được học sinh vì thế không đạt được mục tiêu giờ học.
Người giáo viên không có sự thay đổi sáng tạo trong phần mở đầu thì giờ học sẽ trở nên nhàm chán, học sinh sẽ tiếp thu bài một cách thụ động. Mục tiêu của giờ học là không đạt. Vì vậy khi bước vào phần cơ bản các em thường uể oải, không tập trung vào học tập kết quả rèn ruyện dĩ nhiên là đi xuống.
Qua quan sát giờ dạy của một số giáo viên tôi thấy phần mở đầu giáo viên hay làm qua loa như: Cho học sinh tập trung, dóng hàng báo cáo sĩ số sau đó giáo viên thông báo nội dung giờ học. Khởi động đơn giãn sau đó vào phần cơ bản. Cứ như vậy tiết nào cũng bài tập ấy, cũng động tác ấy sẽ làm cho học sinh không có sự hứng thú tham gia.
Tham khảo từ phía học sinh cho thấy gần 100% các em thấy không thích việc lặp đi lặp lại bài khởi động trong nhiều lần. Theo nghiên cứu của các nhà chuyên môn nếu phần mở đầu không tạo được tâm sinh lý hưng phấn cho học sinh thì kết quả giờ học thể dục sẽ thấp.
Về phía phụ huynh thường họ không coi trọng môn thể dục, nên việc nhắc nhở con em tham gia học tốt môn thể dục còn hạn chế. Về phía GVCN lớp cũng coi môn thể dục là môn phụ nên xem nhẹ việc nhắc nhở học sinh tạo nên tâm
Đổi mới phương pháp dạy học là biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự khám phá và xây dựng kiến thức của một người học với vai trò dẫn dắt khéo léo không thể thiếu được của người giáo viên. Việc truyền đạt, tổ chức như thế nào cho học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, nâng cao được kỹ năng kỹ xảo vận động, phát triển được các tố chất thể lực đó là bài toán đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục nói chung và cán bộ giáo viên thể dục nói riêng. Người xưa đã nói: “Một con người toàn diện là con người: có một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể tráng kiện”.
Một giờ học được coi là thành công là một giờ học mà học sinh có thể thực hiện hết các bài tập giáo viên đặt ra một cách sôi nổi và nhiệt tình đồng thời các em hiểu được nội dung bài tập, có tăng tiến về thể chất tiến bộ về kỹ thuật. Muốn đạt được điều đó người giáo viên phải có sự sáng tạo trong cách giảng dạy, phải tạo được động lực thúc đẩy học sinh say mê học tập. Vì vậy nhiệm vụ đầu giờ học rất là quan trọng nó giúp cho học sinh có thể hình dung ra nhiệm vụ phải thực hiện, tạo trạng thái tâm lý cần thiết cho buổi tập, chuẩn bị cho cơ thể quen dần với lượng vận động lớn. Ngoài ra có thể giải quyết một số nhiệm vụ về giáo dục và giáo dưỡng.
Phần này giữ vai trò dẫn dắt và tạo tiền đề cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính của giờ học, tuy nhiên trong thực tế do còn hạn chế về năng lực hay một lý do nào đó một số giáo viên thể dục còn coi nhẹ vấn đề giáo dục trong phần mỏ đầu. Vì vậy tôi chọn đề tài “Tạo hứng thú học tập môn thể dục thông qua phần mở đầu” nhằm giúp giáo viên thể dục tham khảo để nâng cao chất lượng các tiết học thể dục trong trường tiểu học.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh và rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới.
Ở học sinh phổ thông nói chung và tuổi học sinh Tiểu học nói riêng, tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu được trong các em. Đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em đã có phần thay đổi lớn, hầu hết là học sinh ở độ tuổi lớp 4 và lớp 5. Vì vậy, trong môn thể dục không thể theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căn thẳng, nhàm cháng, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn.
2.CƠ SỞ THỰC TIỄN
Qua một số năm công tác giảng dạy tại đơn vị Trường Tiểu học Thị trấn An Lão cho thấy nếu phần mở đầu đơn điệu, nhàm chán thì sẽ không lôi cuốn được học sinh vì thế không đạt được mục tiêu giờ học.
Người giáo viên không có sự thay đổi sáng tạo trong phần mở đầu thì giờ học sẽ trở nên nhàm chán, học sinh sẽ tiếp thu bài một cách thụ động. Mục tiêu của giờ học là không đạt. Vì vậy khi bước vào phần cơ bản các em thường uể oải, không tập trung vào học tập kết quả rèn ruyện dĩ nhiên là đi xuống.
Qua quan sát giờ dạy của một số giáo viên tôi thấy phần mở đầu giáo viên hay làm qua loa như: Cho học sinh tập trung, dóng hàng báo cáo sĩ số sau đó giáo viên thông báo nội dung giờ học. Khởi động đơn giãn sau đó vào phần cơ bản. Cứ như vậy tiết nào cũng bài tập ấy, cũng động tác ấy sẽ làm cho học sinh không có sự hứng thú tham gia.
Tham khảo từ phía học sinh cho thấy gần 100% các em thấy không thích việc lặp đi lặp lại bài khởi động trong nhiều lần. Theo nghiên cứu của các nhà chuyên môn nếu phần mở đầu không tạo được tâm sinh lý hưng phấn cho học sinh thì kết quả giờ học thể dục sẽ thấp.
Về phía phụ huynh thường họ không coi trọng môn thể dục, nên việc nhắc nhở con em tham gia học tốt môn thể dục còn hạn chế. Về phía GVCN lớp cũng coi môn thể dục là môn phụ nên xem nhẹ việc nhắc nhở học sinh tạo nên tâm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Duy Hùng
Dung lượng: 2,40MB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)