Sinh san o ga

Chia sẻ bởi Lê Tấn Tài | Ngày 11/10/2018 | 78

Chia sẻ tài liệu: sinh san o ga thuộc Kĩ thuật 4

Nội dung tài liệu:

1
Chào mừng Thầy và các bạn
đến với bài Seminar
của nhóm III
2
QUẢN LÝ SINH SẢN TRÊN GÀ ĐẺ TRỨNG
3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi gia cầm là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Hiệu quả sinh sản là một chỉ tiêu quan trọng nhất trong chăn nuôi gia cầm. Lợi nhuận thu được trong chăn nuôi gà lấy trứng là số lượng và chất lượng trứng trên chu kỳ đẻ của gà. Muốn có được sản lượng trứng tối đa thì khâu quản lý sinh sản trong quy trình chăn nuôi gà cần phải được đảm bảo đúng kỹ thuật và phù hợp.
4
5
NỘI DUNG

I. Đặc điểm của gia cầm sinh sản
Sinh sản là gì?
Sinh sản là một quá trình phức tạp ở các loài động vật, nó phụ thuộc vào chức năng chính xác của các quá trình sinh hóa học với sự tham gia của nhiều cơ quan trong cơ thể.
Đối với gà khi khoảng 20 tuần tuổi sẽ đẻ trứng, năng suất cao nhất trong vòng 2-3 tháng đẻ trứng
6
I. Đặc điểm của gia cầm sinh sản

2. Tuổi thành thục về tính
Tuổi thành thục về tính của gia cầm được tính từ khi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có khả năng sinh sản.
7
I. Đặc điểm của gia cầm sinh sản
3. Khả năng thụ tinh
Sự thụ tinh là một quá trình, trong đó tinh trùng và trứng hợp nhất lại thành một hợp tử
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh
Tỷ lệ trống/ mái. Tỉ lệ trống/ mái trong một đàn là 1/10-12
Yếu tố dinh dưỡng, sức khỏe của đàn giống.
- Phương thức chăn nuôi
8
9
Sản lượng trứng qua các năm đẻ (%)
Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao nhất vào những năm đẻ
đầu tiên.
10
Những đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ tốt và đẻ kém

11
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng trứng
+Tuổi gà mái khi đẻ quả trứng đầu tiên
+ Cường độ đẻ trứng ( chu kỳ đẻ )
+ Mức độ biểu hiện của bản năng ấp trứng ( tính ấp bóng)
+ Thời gian nghỉ đẻ
+ Thời gian kéo dài của sự đẻ trứng
12
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng trứng
Ngoài ra còn các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp như:
Gen thể trọng
Gà mái đẻ trứng to thì số lượng trứng thường ít hơn đẻ trứng nhỏ
Phụ thuộc vào khả năng thành thục sinh dục của gà mái
13
III.Quản lý sinh sản
+ Quản lý tốt trang trại của mình
+ Quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng
+ Thụ tinh nhân tạo cho gà
+ Các bệnh làm giảm sản lượng trứng
14
1. Quản lý trang trại
+ Chuồng trại đảm bảo cao ráo thông thoáng, sạch sẽ, vệ sinh tiêu độc, sát trùng các trang thiết bị trước khi nhập gà.
+ Hạn chế tối đa khách tham quan và ngăn ngừa các nhân tố trung gian truyền bệnh.

Vệ sinh chuồng gà
15
2. Quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng
a. Chọn giống
-   Chọn từ gà hậu bị: ở 18 tuần tuổi, trọng lượng trung bình 1,4 – 1,6 kg.
-   Chọn những gà mái có ngoại hình đẹp
-   Sau khi gà đẻ 3 tháng đầu tiên, lại tiến hành chọn để để đảm bảo tỷ lệ đẻ luôn cao.
16
2. Quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng
b. Mật độ nuôi
Mật độ nuôi là số gà/m2 nền chuồng, phụ thuộc vào loài, lứa tuổi, hướng sản xuất và phương thức nuôi

Mật độ nuôi gà đẻ phụ thuộc vào phương thức nuôi





c. Chế độ chiếu sáng
Thời gian chiếu sáng không dưới 14h/ ngày đêm,
tuần đẻ thứ 16 trở đi tăng dần và đạt tối đa
17h/ngày đêm.
17
2. Quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng
d. Nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi
Nhiệt tốt nhất là 18-20oC, không quá 25oC.
Nếu nhiệt độ dưới 15oC hoặc cao hơn 30oC
ảnh hưởng đến sức đẻ trứng và khối lượng
trứng, tỷ lệ gà chết tăng lên
Ẩm độ thích hợp: 60-70%
18
e. Thức ăn và nuôi dưỡng
Thức ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng
Trong 1kg thức ăn hỗn hợp cần:
Năng lượng trao đổi: 2700-2800kcal
Protein thô: 15-18%
Canxi: 2.1-3.2%
Photpho: 0.75-0.8%
Số lượng thức ăn cần thiết cho 1 con gà mái đẻ/ 1 ngày đêm phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, sản lượng trứng hoặc xác định theo tuổi và hướng sản xuất của gà.
2. Quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng
19
2. Quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng
f. Máng ăn, máng uống
Đảm bảo đủ cho gà và phân bố đều trong chuồng nuôi, tốt nhất sử dụng máng ăn tự động
g. Ổ đẻ, sào đậu
Ổ đẻ được treo trên tường hoặc đặc trên mặt đất, phải thoái mái, sạch sẽ,…
Sào đậu: bằng thanh tre, gỗ,…
h. Quy trình vệ sinh phòng bệnh
-     Tiêm vacxin phòng bệnh cho gà, một số bệnh như CRD, hội chứng giảm đẻ, bệnh tụ huyết trùng và E. coli...
- Trước khi gà đẻ cần tiến hành tẩy giun cho gà.



20
3.Thụ tinh nhân tạo cho gà
+ Mục đích:
Gia tăng tỷ lệ phối
Sử dụng gà tốt trong thời gian dài hơn so với phối tự nhiên
Quản lý công tác giống một cách chặt chẽ
+ Quy trình thụ tinh nhân tạo:
Lấy tinh: dùng tay vuốt để kích thích gà trống, sau đó ấn tay vào lỗ huyệt để lấy tinh
Gieo tinh: gieo tinh ngay để không làm giảm hoạt lực của tinh dịch.Thời gian gieo tinh được tính bắt đầu sau khi gà hết đẻ trứng trong ngày (sau 14h)
Dụng cụ gieo tinh phải đựoc vệ sinh hàng ngày và dùng riêng cho từng con giống.
( Xem video thụ tinh nhân tạo cho gà)
21
4. Các bệnh làm giảm sản lượng trứng

a. Hội chứng giảm khả năng đẻ trứng
+ Nguyên nhân: Do Adenovirus gây ra
+ Triệu chứng: Giảm đẻ đột ngột, tỷ lệ giảm 20-35%, tỷ lệ giảm kéo dài
+ Điều trị: Không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tăng sức đề kháng: Tiêm Vitamin C, B- complex
+ Phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại, cung cấp dinh dưỡng
22
4. Các bệnh làm giảm sản lượng trứng

b. Bệnh CRD ( hô hấp mãn tính )
+ Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum
gây ra
+ Triệu chứng: Gà thở khò khè, kém ăn, tăng trọng giảm, chảy nước mũi, ho, giảm đẻ, tỷ lệ trứng giảm 20-30%
+ Điều trị: Dùng kháng sinh: Tylosin, Genta-tylo, Tetracycline, ..., Vitamin C
+ Phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại, uống thuốc phòng bệnh
23
4. Các bệnh làm giảm sản lượng trứng

c. Bệnh Newcastle
+ Nguyên nhân: Do Paramyxovirus
+ Triệu chứng: bỏ ăn, xù lông, gục đầu, thở khó khăn, ho, lờ đờ, phân lỏng màu xanh đôi khi lẫn máu, mào tím, mặt sưng, sản lượng trứng giảm, trứng non nhiều, màu trắng nhợt.
+ Điều trị: Chưa có thuốc đặc trị. Dùng Gentamycin, Vitamin C, B-complex,…
+ Phòng bệnh: Tiêm Vaccine phòng bệnh, vệ sinh chuồng trại
24
KẾT LUẬN
Quản lý sinh sản gà đẻ trứng là một khâu trong kỹ thuật chăn nuôi gia cầm. Mục tiêu chính là số lượng và chất lượng trứng. Để đạt được mục tiêu người chăn nuôi phải hiểu rõ sinh lý sinh sản của gà, các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng, khối lượng, chất lượng trứng và có cách quản lý thích hợp.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật, các thành tựu về di truyền giống, khoa hoc dinh dưỡng,… để lai tạo các giống gà mới, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng khoa học sẽ cho năng suất trứng và chất lượng hoàn hảo, thu lại lợi nhuận cao trong ngành chăn nuôi gà lấy trứng thương phẩm.
25
Tài liệu tham khảo
PGS.TS. Nguyễn Đức Hưng. GT. Chăn nuôi gia cầm. NXB Nông Nghiệp- Hà Nội- 2006
TS. Nguyễn Thị Mai. GT. Chăn nuôi gia cầm. NXB Nông Nghiệp- Hà Nội- 2009
http://www.vatgia.com/hoidap/3923/47065/trung-ga-co-nhung-loi-ich-gi.html
http://longdinh.com/default.asp?act=chitiet&ID=900&catID=2
http://www.cucchannuoi.gov.vn/Tech_Science.aspx?aliaICT=DetailNews&TabID=TBKT_CNGM&NewsID=553
26
HAVE A GOOD DAY
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Tấn Tài
Dung lượng: 7,42MB| Lượt tài: 3
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)