Sinh hoc dayyyyyyyyyyyyyyyyyyy
Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng |
Ngày 15/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: sinh hoc dayyyyyyyyyyyyyyyyyyy thuộc Sinh học 7
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC LỚP 7 GIỮA HỌC KÌ II
* * * * *
1/ Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn và nước?
* Ở nước:
- Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối => giảm sức cản của nước khi bơi
- Da trần, ẩm ướt => dễ thấm khí và và hô hấp trong nước.
- Mắt mũi ở vị trí cao trên đầu => dễ quan sát hô hấp trong nước.
- Chi sau có màng bơi => chân bơi đẩy nước.
* Ở cạn:
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra => giữ mắt không bị khô.
- Tai có màng nhĩ => nhận biết âm thanh
- Chi có ngón => di chuyển trên cạn.
2/ Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài và trong của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn?
* Cấu tạo ngoài:
- Da khô có vảy sừng, cổ dài, mắt có mi cử động và có tuyến lệ, màng nhĩ nằm trong hốc tai, đuôi và thân dài, chân ngắn, yếu, có vuốt sắc.
* Cấu tạo trong:
- Hô hấp bằng phổi nhờ sự co giãn của cơ liên sườn.
- Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha hơn.
- Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng, và sự hấp thụ lại nước trong phân và nước tiểu.
- Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển.
3/ So sánh bộ xương thằn lằn và bộ xương ếch?
Đặc điểm
Ếch
Thằn lằn
Giống nhau
- Xương đầu: có hộp sọ, hàm trên, hàm dưới
- Cột sống: cấu tạo bởi các đốt sống.
- Xương chi:
+ Xương đai: đai vai, đai hông.
+ Các xương chi: chi trước, chi sau: đều là chi 5 ngón.
Khác nhau
- Hộp sọ thấp và hẹp.
- Chưa có xương sườn => chưa có lồng ngực.
- 1 đột sống cổ.
- Cột sống ngắn, không có các đốt sống ngực.
- Đai vai không khớp với cột sống.
- Hộp sọ cao và rộng hơn
- Xuất hiện xương sườn tham gia hô hấp.
- 8 đốt sống cổ => cử động linh hoạt.
- Cột sống dài: có các đốt sống ngực và đốt sống đuôi.
- Đai vai khớp với cột sống => chi trước linh hoạt.
4/ Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?
- Thân hình thoi, được phủ bằng lông vũ nhẹ xốp.
- Hàm không có răng, có vỏ sừng bao bọc.
- Chi trước biến đổi thành cánh, chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt: gồm 3 ngón trước và 1 ngón sau.
- Tuyến phao câu tiết dịch nhờn.
5/ So sánh những đặc điểm sai khác về cấu tạo trong của chim bồ câu với thằn lằn (hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, sinh sản):
Các hệ cơ quan
Chim bồ câu
Thằn lằn
Tuần hoàn
- Tim 4 ngăn: 2 tâm nhĩ + 2 tâm thất.
- Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi không pha trộn.
- Tim 3 ngăn: tâm thất có vách hụt nên máu còn pha trộn (máu pha).
Tiêu
hóa
-Có sự biến đổi của ống tiêu hóa( mỏ sừng không có răng, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ(mề).
- Tốc độ tiêu hóa cao đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn thích nghi với đời sống bay.
- Lưỡi cử độnglinh hoạt, có răng nhỏ, không diều.
- Hệ tiêu hóa đầy đủ các bộ phận nhưng tốc độ tiêu hóa thấp.
Sinh sản
- Thụ tinh trong
- Đẻ và ấp trứng.
- Con trống không có cơ quan giao phối.
- Con mái có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển.
- Thụ tinh trong.
- Đẻ trứng, phôi phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
- Con đực có cơ quan giao phối.
- Con cái có 2 buồng trứng và ống dẫn trứng phát triển.
6/ So sánh bộ xương thằn lằn với bộ xương thỏ?
Đặc điểm
Thỏ
Thằn lằn
Giống nhau
- Xương đầu
- Cột sống: xương sườn, xương mỏ ác.
- Xương chi:
+ Xương đai: đai vai + đai hông
+ Các xương chi: chi trước + chi sau.
Khác nhau
- Đốt sống cổ: gồm 7 đốt.
- Xương sườn kết hợp với đốt sống lưng và xương ức tạo thành lồng ngực ( có cơ hoành)
- Các chi thẳng gốc, nâng cơ thể lên cao.
* * * * *
1/ Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn và nước?
* Ở nước:
- Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối => giảm sức cản của nước khi bơi
- Da trần, ẩm ướt => dễ thấm khí và và hô hấp trong nước.
- Mắt mũi ở vị trí cao trên đầu => dễ quan sát hô hấp trong nước.
- Chi sau có màng bơi => chân bơi đẩy nước.
* Ở cạn:
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra => giữ mắt không bị khô.
- Tai có màng nhĩ => nhận biết âm thanh
- Chi có ngón => di chuyển trên cạn.
2/ Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài và trong của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn?
* Cấu tạo ngoài:
- Da khô có vảy sừng, cổ dài, mắt có mi cử động và có tuyến lệ, màng nhĩ nằm trong hốc tai, đuôi và thân dài, chân ngắn, yếu, có vuốt sắc.
* Cấu tạo trong:
- Hô hấp bằng phổi nhờ sự co giãn của cơ liên sườn.
- Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha hơn.
- Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng, và sự hấp thụ lại nước trong phân và nước tiểu.
- Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển.
3/ So sánh bộ xương thằn lằn và bộ xương ếch?
Đặc điểm
Ếch
Thằn lằn
Giống nhau
- Xương đầu: có hộp sọ, hàm trên, hàm dưới
- Cột sống: cấu tạo bởi các đốt sống.
- Xương chi:
+ Xương đai: đai vai, đai hông.
+ Các xương chi: chi trước, chi sau: đều là chi 5 ngón.
Khác nhau
- Hộp sọ thấp và hẹp.
- Chưa có xương sườn => chưa có lồng ngực.
- 1 đột sống cổ.
- Cột sống ngắn, không có các đốt sống ngực.
- Đai vai không khớp với cột sống.
- Hộp sọ cao và rộng hơn
- Xuất hiện xương sườn tham gia hô hấp.
- 8 đốt sống cổ => cử động linh hoạt.
- Cột sống dài: có các đốt sống ngực và đốt sống đuôi.
- Đai vai khớp với cột sống => chi trước linh hoạt.
4/ Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?
- Thân hình thoi, được phủ bằng lông vũ nhẹ xốp.
- Hàm không có răng, có vỏ sừng bao bọc.
- Chi trước biến đổi thành cánh, chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt: gồm 3 ngón trước và 1 ngón sau.
- Tuyến phao câu tiết dịch nhờn.
5/ So sánh những đặc điểm sai khác về cấu tạo trong của chim bồ câu với thằn lằn (hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, sinh sản):
Các hệ cơ quan
Chim bồ câu
Thằn lằn
Tuần hoàn
- Tim 4 ngăn: 2 tâm nhĩ + 2 tâm thất.
- Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi không pha trộn.
- Tim 3 ngăn: tâm thất có vách hụt nên máu còn pha trộn (máu pha).
Tiêu
hóa
-Có sự biến đổi của ống tiêu hóa( mỏ sừng không có răng, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ(mề).
- Tốc độ tiêu hóa cao đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn thích nghi với đời sống bay.
- Lưỡi cử độnglinh hoạt, có răng nhỏ, không diều.
- Hệ tiêu hóa đầy đủ các bộ phận nhưng tốc độ tiêu hóa thấp.
Sinh sản
- Thụ tinh trong
- Đẻ và ấp trứng.
- Con trống không có cơ quan giao phối.
- Con mái có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển.
- Thụ tinh trong.
- Đẻ trứng, phôi phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
- Con đực có cơ quan giao phối.
- Con cái có 2 buồng trứng và ống dẫn trứng phát triển.
6/ So sánh bộ xương thằn lằn với bộ xương thỏ?
Đặc điểm
Thỏ
Thằn lằn
Giống nhau
- Xương đầu
- Cột sống: xương sườn, xương mỏ ác.
- Xương chi:
+ Xương đai: đai vai + đai hông
+ Các xương chi: chi trước + chi sau.
Khác nhau
- Đốt sống cổ: gồm 7 đốt.
- Xương sườn kết hợp với đốt sống lưng và xương ức tạo thành lồng ngực ( có cơ hoành)
- Các chi thẳng gốc, nâng cơ thể lên cao.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng
Dung lượng: 48,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)