Sinh học 8 – ôn tập HKI
Chia sẻ bởi Nguyễn Vũ Phương |
Ngày 15/10/2018 |
60
Chia sẻ tài liệu: Sinh học 8 – ôn tập HKI thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
Bài 3
BÀI 3
TẾ BÀO
Hình 3.1: Cấu tạo tế bào
/
/
Câu 2: Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
Trả lời
Câu 2: Chức năng của tế bào là thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra, sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản. Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể.
Bài 8
Câu 2. Thành phần hoá học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương ?
Câu 3. Hãy giải thích: vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở?
Trả lời: Câu 2. Xương được cấu tạo bằng chất hữu cơ và chất vô cơ. Chất hữu cơ bảo đảm tính đàn hồi của xương, chất vô cơ (canxi và phôtpho) bảo đảm độ cứng rắn của xương. Câu 3. Khi hầm xương bò, lợn... chất cốt giao bị phân hủy. Vì vậy, nước hầm xương thường sánh và ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ (không còn cốt giao) nên bở.
BÀI 8
CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG
Các phần của xương
Cấu tạo
Chức năng
Đầu xương
Sụn bọc đầu xương
Giảm ma sát trong khớp xương
Mô xương xố
Phân tán lực tác động
p Các nan xương
Tạo các ô chứa tủy đỏ xương
Thân xương
Màng xương
Giúp xương phát triển to về bề ngang
Mô xương cứng
Chịu lực, đảm bảo vững chắc
Khoang xương
Chứa tủy đỏ ở trẻ em, sinh hồng cầu, chứa tủy vàng ở người lớn
/
///
Bài 13
/
BÀI 13
Câu hỏi 1
Máu gồm những thành phần cấu tạo nào ? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu.
Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch ; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải. Hồng cầu vận chuyển O2 và CO2.
BÀI 13
Câu hỏi 3
Cơ thệ em nặng bao nhiêu kg? Đọc phần “Em có biết” & thử tính xem cơ thể em có khoảng bao nhiêu lít máu?
Cơ thể em nặng 54 kg.
Vậy theo như phần “Em có biết”, cơ thể em có:
80 ml/kg * 54 kg = 4320 ml máu = 4.32 lít máu
Câu 2. Có thể thấy môi trường trong ở những cơ quan, bộ phận nào của cơ thể ? Câu 4. Môi trường trong của cơ thể gồm những thành phần nào ? Chúng có quan hệ với nhau thế nào ?
Trả lời
Câu 2. Có thể thấy môi trường trong ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Môi trường trong luôn lưu chuyển và bao quanh mọi tế bào. Câu 4. Môi trường trong gồm máu, nước mô và bạch huyết : - Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô. - Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết - Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hòa vào máu.
Bài 17
//
/
Câu 3: Điền vào bảng 17-2
Trả lời:
Câu 3:
/
Bài 20
/
BÀI 20
HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP
Ghi nhớ:
Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể & loại CO do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.
Quá trinh hô hấp gồm sự thở, trao đổi khí ở phổi & trao đổi khí ở tế bào.
Hệ hô hấp gồm các cơ ở đường dẫn khí và 2 lá phổi. Đường dẫn khí có chức năng: dẫn khí vào & ra; làm ẩm, làm ấm không khí đi vào và bảo vệ phổi. Phổi là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.
Các cơ quan
Đặc điểm cấu tạo
Đường dẫn khí
Mũi
-Có nhiều lông mũi
-Có lớp niêm mạc tiết chất nhày
- Có lớp mao mạch dày đặc .
Họng
Có tuyến amiđan và tuyến V.A chứa nhiều tế bào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Vũ Phương
Dung lượng: 6,81MB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)