Sinh học 7 bài 1

Chia sẻ bởi Trịnh Thị Trang Thanh | Ngày 15/10/2018 | 115

Chia sẻ tài liệu: Sinh học 7 bài 1 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

SINH HỌC 7
MỞ ĐẦU
Bài 1 THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG, PHONG PHÚ

Động vật sống ở khắp nơi trên hành tinh của chúng ta, kể cả ở Bắc Cực và Nam Cực. Chúng phân bố từ đỉnh Êveret cao hơn 8 000m đến vực sâu 11 000m dưới đáy đại dương. Cùng với thực vật, động vật góp phần làm nên sự bền vững và vẻ đẹp của tự nhiên.

I – ĐA DẠNG LOÀI VÀ PHONG PHÚ VỀ SỐ LƯỢNG CÁ THỂ
Qua vài tỉ năm tiến hóa, giới Động vật vô cùng đa dạng, phong phú với khoảng 1,5 triệu loài đã được phát hiện (hình 1.1 ,2).

Bên cạnh những động vật đơn bào có kích thước hiển vi, còn có các động vật rất lơn như : tai tượng (vỏ dài 1,4m, nặng 250kg), voi châu Phi (nặng 4 tấn, cao 3m), cá voi xanh (nặng 150 tấn , dài 33m).
Hãy nêu một vài ví dụ tương tự ở địa phương em để chứng minh sự đa dạng, phong phú của thế giới động vật như :

Hãy kể tên các loài động vật được thu thập khi :
+ Kéo một mẻ lưới trên biển.
Trả lời : các loại cá ( cá trê, có chích, cá ngừ,...) , mực, tôm,.....
+ Tát một ao cá.
Trả lời: tép, cá lóc, cá trê, cá sặc,....
+ Đơm đó qua một đêm ở đầm, hồ,..
Trả lời : tôm, tép, cá, ếch,..
Hãy kể tên các động vật tham gia vào “bản giao hưởng” thường cất lên suốt đêm hè trên cánh đồng quê nước ta.
Trả lời : ếch, nhái, cào cào, ểnh ương,....
Một số nhóm động vật còn phong phú về số lượng cá thể. Người ta đã gặp các loài châu chấu bay di cư như những đám mây. Ở vườn Quốc gia Cúc Phương, mùa hạ thường thấy những đàn bướm trắng hàng nghìn con bay dọc đường rừng dài hàng trăm mét . Hồng hạc là một loại chim quý, nhưng người dân ở Kenia còn gặp những đàn động tới trên một triệu con tụ tập ở các hồ lớn ở vùng xích đạo châu Phi.

Một số động vật được con người thuần hóa thành vật nuôi. Từ khi được con người thuần dưỡng, chúng đã khác nhiều với tổ tiên hoang dại và biến đổi thành nhiều loại, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của con người. Gà nuôi là một ví dụ : Tổ tiên là loài gà rừng nhỏ nhắn còn đang sống ở rừng nhiệt đới. Nhưng gà nuôi đã biến đổi rất nhiều về màu lông, về kích thước, về chiều cao..., khác xa với tổ tiên của chúng.


II-ĐA DẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG SỐNG
Các loài động vật sống ở nhiều môi trường khác nhau và thích nghi với những môi trường đó (hình 1.3, 4).
Hình 1.4. Ba môi trường lớn ở vùng nhiệt đới :
Dưới nước có : mực, ốc, lươn, sứa,.....
Trên cạn có : hươu, nai, hổ, báo,.....
Trên không có : đại bàng, ngỗng trời, hải âu,.....
Hãy nhìn vào các hình trên điền tên các động vật(*) mà em biết vào chú thích ở dươi hình 1.4 và trả lời các câu hỏi sau :
Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực ?
Trả lời : vì chim cánh cụt có bộ lông rậm, lớp mỡ dày
Nguyên nhân nào khiến động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam Cực ?
Trả lời : Do khí hậu nóng, ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài động vật. Lượng thức ăn dồi dào, sinh sản nhanh làm số lượng loài tăng nhanh. Cấu tạo cơ thể thích nghi chuyên hóa cao đối với điều kiện sống
Động vật nước ta có đa dạng, phong phú không ? Vì sao ?
Trả lời : Hơn 21.000 loài động vật ở Việt Nam đã được con người mô tả. Nước ta là một trong nhưng nơi có sự đa dạng và phong phú về động thực vật lớn nhất thế giới.
*GHI NHỚ
Thế giới động vật xung quanh chúng ta vô cùng đa dạng, phong phú. Chúng đa dạng về số loài, kích thước cơ thể, lối sống và môi trường sống. Nhờ sự thích nghi cao với điều kiện sống, động vật phân bố ở khắp các môi trường như : nước mặn, nước ngọt, nước lợ, trên cạn, trên không và ở ngay vùng cực băng giá quanh năm
Các câu hỏi liên quan về bài giảng
Câu hỏi 1: Động vật có ở khắp mọi nơi do: A. Chúng có khả năng thích nghi cao.  B. Sự phân bố có sẵn từ xa xưa. C. Do con người tác động.
ĐÁP ÁN ĐÚNG: ĐÁP ÁN A
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Thị Trang Thanh
Dung lượng: 37,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)