Sinh hoc 7

Chia sẻ bởi Trần Thị Thanh Thanh | Ngày 04/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: sinh hoc 7 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

TỔ 1
CÁC GIÁC QUAN CỦA SÂU BỌ
Sâu bọ thuộc ngành chân khớp. Đây là lớp động vật vô cùng phong phú với hơn một triệu loài, chúng giữ một vai trò quan trọng trong giới tự nhiên.


Giác quan: Đặc điểm nổi bật là giác quan của sâu bọ rất tinh tế, nhạy bén và cũng rất đa dạng. Điều này liên quan đến hoạt động sống rất phức tạp, thích nghi với điều kiện sống vốn rất đa dạng. Sâu bọ có đủ 5 giác quan: Thị giác, vị giác, xúc giác, khứu giác, thính giác.
Sâu bọ có thể cảm nhận được các vị chủ yếu sau: ngọt, mặn, chua và đắng.Cơ quan cảm nhận được các vị là các nhú lồi ở tua miệng hay ở đầu chân. Giúp sâu bọ có thể nhận ra các vị dù nồng độ pha rất loãng.
1. Vị giác
2. Xúc giác
Biểu thị dưới dạng lông và các râu của chúng, đặc biệt là 2 râu dài phía trước. Những sâu bọ ưa tối và hoạt động vào ban đêm (như gián), có cuộc sống chật chội dưới những hào sâu trong lòng đất.

Các giác quan của sâu bọ:
3. Thị giác
Các giác quan của sâu bọ:
Thị giác của sâu bọ thuộc hàng tốt nhất trong thế giới động vật. Và chúng lại có tới hai loại mắt: mắt kép và mắt đơn.

Các giác quan của sâu bọ:
Mắt đơn Mỗi mắt đơn chỉ được cấu tạo bởi một thấu kính như vậy, và chỉ có tác dụng cảm nhận sáng tối mà thôi... Bao gồm mắt lưng và mắt bên. Mắt bên chỉ có ở giai đoạn ấu trúng. Mắt lưng cũng tương đồng với mắt kép có ở giai đoạn trưởng thành. Số lượng mắt lưng thường là 2 hay 3 và xếp thành hình tam giác. Mắt lưng có cấu tạo như sau: Bên ngoài cũng có màng cứng, trong suốt, bên trong có các tế bào thị giác và thường có cả tế bào sắc tố.

Mắt kép Mỗi mắt kép của sâu bọ được tạo nên bởi hàng trăm, hàng nghìn thấu kính nhỏ (là một tế bào thị giác) có kích thước hiển vi, mỗi thấu kính lạ tiếp nhận một hình ảnh giống hệt nhau Số lượng ô mắt thay đổi tùy nhóm sâu bọ. Điều đó có nghĩa là nếu bạn đứng trước một con ruồi, thì trong mắt nó, hình ảnh của khuôn mặt bạn sẽ được nhân lên hàng nghìn lần để hiển thị trên cũng ngần thấu kính tí hon.
Sơ đồ cấu tạo mắt kép của sâu bọ:
Các giác quan của sâu bọ:
Vị trí của mắt đơn, mắt kép ở sâu bọ:
Các giác quan của sâu bọ:
Các giác quan của sâu bọ:
Một số sâu bọ có cả mắt đơn và mắt kép, trong khi những sâu bọ khác chỉ có mắt đơn. Đặc biệt, mắt của sâu bọ không chỉ nằm trên đầu. Các nhà khoa học đã thử bịt kín đầu của một con sâu bọ, nhưng nó vẫn cảm nhận được vùng có ánh sáng nhờ những tế bào thị giác nằm rải rác trên cơ thể.
Những sâu bọ có lối sống săn mồi và ham thích bay lượn vào ban ngày như chuồn chuồn, ruồi, bọ ngựa, ong, bướm và bọ cánh cứng thường có thị giác rất tốt, bằng chứng là đôi mắt của chúng gần như bao trùm một nửa hay toàn bộ cái đầu.
Các giác quan của sâu bọ:
4. Thính giác
Lông và các râu của sâu bọ rất nhạy với các giao động âm, Giúp chúng định hướng được nguồn âm phát ra, thậm chí có loài còn nghe được cả siêu âm. Khả năng thính giác của sâu bọ rất đặc biệt. Chúng có thể phân biệt được nhịp điệu và quy luật của âm thanh cực kỳ hiệu quả. Nếu như số lần đứt nối của âm thanh trong mỗi giây đồng hồ tương đối nhiều, thì tai người nghe không ra chỗ đứt nối, chỉ cảm nhận được là một vùng âm thanh liên tục. Nhưng với nhiều sâu bọ, chúng có thể nhận rõ sự ngắt quãng này. Không những vậy, nhiều loài còn có thể nghe được siêu âm, thậm chí là siêu âm dao động 200.000 lần mỗi giây.
Các giác quan của sâu bọ:
“Tai” của sâu bọ chủ yếu là dùng để tìm “bạn đời”. Tai cũng phát huy tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ an toàn. Chẳng hạn nhiều con thiêu thân có thể nghe được âm thanh của dơi (loại sóng siêu âm tai người không nghe được), nhờ đó chúng có thể nhanh chóng rời khỏi khu vực nguy hiểm mà không rơi vào miệng của kẻ thù.
Tuy những đôi xúc tu của các loại sâu bọ không giống nhau, nhưng đều đóng vai trò làm cơ quan khứu giác. Ngoài ra, phía dưới miệng của sâu bọ còn có hai đôi râu ngắn nhỏ. Thụ cảm mùi thường phân bố ở râu. Tuy bề ngoài của xúc tu và râu hoàn toàn khác so với mũi của động vật bậc cao, nhưng chúng lại giống mũi ở chỗ có thể ngửi mùi. Mặt ngoài của xúc tu và râu có rất nhiều lỗ thủng nhỏ, trong mỗi lỗ thủng đó có một số tế bào có thể cảm thụ mùi trong không khí. Độ nhạy của khứu giác ở sâu bọ rất cao.
Khứu giác giúp sâu bọ tìm thức ăn, tìm kiếm “bạn tình”, trốn tránh kẻ thù hiệu quả hơn nhiều.
Các giác quan của sâu bọ:
5. Khứu giác
Một số hình ảnh về sâu bọ:
Cám Ơn Cô Và Các Bạn Đã
Chú Ý Lắng Nghe
Thank you!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thanh Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)