Sinh học 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hân | Ngày 04/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Sinh học 7 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Bài tập lớn: TÌM HIỂU KHOA HỌC- SINH HỌC
Nhóm: Tú – Kiệt
Đề tài: Các nhóm thực vật
Hướng dẫn thực hiện đề tài:
- Học sinh có thể chọn cách trình bày dạng văn bản Word hoặc PowerPoint.
Học sinh có thể chọn ngôn ngữ trình bày đề tài bằng Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh.
Học sinh có thể làm bài theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm ( tối đa 02 học sinh/nhóm).

I, Lí do chọn đề tài:
Nhóm tôi tìm hiểu đề tài này vì muốn hiểu biết thêm về các nhóm thực vật và muốn tìm hiểu sâu về các nhóm thực vật này.
II. Phương pháp tìm hiểu đề tài:
Chúng tôi tìm hiểu đề tài thông qua SGK, các sách và tài liệu khoa học, tìm kiếm thông tin trên Internet, trao đổi với thầy, cô giáo bộ môn và bố mẹ, anh chị,…
III. Nội dung
Kể tên các nhóm thực vật.
Vai trò của các nhóm thực vật.
Sự tiến hóa của các nhóm thực vật được thể hiện như thế nào qua các đại diện điển hình.
Liên hệ kiến thức đã học vào thực tiễn.
Các kiến thức mở rộng về chủ đề lựa chọn.
1 đến 2 câu chuyện Sinh Học hay liên quan đến chủ đề lựa chọn.
Sưu tầm một số Video Clips liên quan đến chủ đề
1. Tảo
Tảo là một nhóm lớn và đa dạng, bao gồm các sinh vật thông thường là tự dưỡng, gồm một hay nhiều tế bào có cấu tạo đơn giản, có màu khác nhau, luôn luôn có chất diệp lục nhưng chưa có rễ, thân, lá. Hầu hết tảo sống trong nước. Đây là những sinh vật mà vách thân chứa xenluloza, là những sinh vật tự dưỡng vì chứa diệp lục, quang hợp nhờ ánh sáng và CO2. Cơ quan dinh dưỡng còn gọi là tản. Tảo có nhiều dạng: đơn bào, sợi xiên, sợi phân nhánh, hình ống, hình phiến. Tảo không có mô dẫn truyền.
*Cấu tạo của tảo:
Tảo xoắn có dạng hình sợi, màu xanh lục.
Cấu tạo: gồm nhiều tế bào nối tiếp nhau tạo thành sợi, mỗi tế bào gồm có vách tế bào, thể màu, nhân tế bào.
*Một vài tảo khác thường gặp
Tảo đơn bào:
+ Tảo tiểu cầu, + Tảo Silic,....
- Tảo đa bào:
+ Tảo vòng,
+ Rau câu,
+ Rau diếp biển
+ Tảo sừng hươu
*Vai trò của tảo
a, Lợi ích của tảo:
Cung cấp ôxi, làm thức ăn cho các động vật ở nước.
Làm thức ăn cho con người và gia súc.
Làm phân bón, làm thuốc,…
b, Tác hại:
Làm ô nhiễm nguồn nước.
Làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của một số loài thực vật sống cùng.




Rêu – Cây rêu
Rêu cũng là một phần của thực vật không mạch khi coi tảo lục cũng thuộc về giới thực vật và là toàn bộ thực vật không mạch khi coi tảo lục thuộc nhóm sinh vật nguyên sinh. Rêu có các mô và các hệ thống sinh sản, nhưng không có mô mạch để lưu thông các chất lỏng. Rêu không có hoa và cũng không sản sinh ra hạt, nó sinh sản nhờ các bào tử.
*Môi trường sống của rêu
Sống thành từng đám trên cạn, nơi ẩm ướt
Rêu tường
Rêu sống trên cây to
Rêu sống trên đất ẩm
Rêu sống trong nước
*Cơ quan sinh dưỡng của rêu
Rễ: già, chưa có mạch dẫn, có khả năng hút nước.
Thân: ngắn, không phân nhánh, chưa có mạch dẫn.
Lá: nhỏ, mỏng, chưa có mạch dẫn.
* Túi bào tử và sự phát triển của rêu
Cơ quan sinh sản của rêu là túi bào tử.
Rêu sinh sản bằng bào tử.
*Vai trò của rêu
Hình thành chất mùn
Tạo than bùn, làm phân bón, làm chất đốt.
Quyết – Cây dương xỉ
Ngành Dương xỉ (danh pháp khoa học: Pteridophyta) là một nhóm gồm khoảng 12.000 loài thực vật có mạch, không có hạt, sinh sản thông qua các bào tử.
*Cơ quan sinh dưỡng
- Cơ quan sinh dưỡng gồm:
Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn.
Thân ngầm hình trụ
Rễ thật
Có mạch dẫn
*Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ
Cơ quan sinh sản của dương xỉ là túi bào tử và nằm ở mặt dưới của lá.
Dương xỉ sinh sản bằng bào tử.
Một vài loại dương xỉ thường gặp
Cây rau bợ
Cây lông cu li
Quyết cổ đại và sự hình thành thang đá
Tổ tiên của quyết ngày nay là quyết cổ đại.
Rừng dương xỉ bị chết và vùi sâu dưới lòng đất, dưới tác dụng của vi khuẩn, của sức nóng, sức ép của tầng trên trái đất dần hình thành thành than đá.
Hạt trần - Hạt thông
Ngành Thông (danh pháp khoa học: Pinophyta) nhiều tài liệu tiếng Việt cũ còn gọi là ngành Hạt trần (Gymnospermae), gồm các loài cây thân gỗ lớn hoặc nhỡ, ít khi là cây bụi hoặc dây leo thân gỗ. Lá hình vảy, hình kim, hình dải, ít khi hình quạt, hình trái xoan hoặc hình lông chim
*Cơ quan sinh dưỡng của thông
Rễ: to khỏe, mọc sâu.
Thân gỗ, phân nhiều cành. Có vỏ ngoài nâu, xù xì.
Lá nhỏ, hình kim, mọc 2 lá trên 1 cành con ngắn.
*Cơ quan sinh sản ( nón)
Nón đực: nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm. Cấu tao gồm có: Trục nón, Vảy (nhị) mang túi phấn. Túi phấn chứa các hạt phấn.
Nón cái: lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ từng chiếc. Cấu tạo gồm có: Trục nón, vảy ( lá noãn), Noãn.
*Giá trị của cây Hạt trần
Cây hạt trần gồm:
Cây lấy gỗ: (thông, pơmu, hoàng đàn, kim giao,…)
Cây làm cảnh: (tuế, bách tán, trắc bách diệp, thông tre…)
Cây lấy gỗ
Cây làm cảnh
Hạt kín
Đặc điểm của thực vật hạt kín
Thực vật hạt kín cơ sở (tiếng Anh: basal angiosperms) là nhóm thực vật có hoa rẽ nhánh ra sớm nhất từ thực vật hạt kín tổ tiên. Thực vật hạt kín cơ sở chỉ chứa vài trăm loài, khi so sánh với hàng trăm nghìn loài của thực vật hai lá mầm thật sự (eudicots), thực vật một lá mầm (monocots) và Magnoliidae. Chúng rẽ nhánh ra từ thực vật hạt kín tổ tiên trước khi 5 nhóm hợp thành cái gọi là Mesangiospermae rẽ nhánh ra khỏi nhau
Cơ quan sinh dưỡng
Cơ quan sinh dưỡng của cây hạt kín phát triển rất đa dạng.
Rễ: Có cây rễ cọc, có cây rễ chùm.
Thân: Có cây thân gỗ, có cây thân cỏ.
Lá: Có cây lá đơn, có cây lá kép; gân lá có hình mạng, hình vòng cung hoặc song song.
Cơ quan sinh sản
Cơ quan sinh sản của cây hạt kín là hoa, sau khi thụ tinh bầu nhụy biến đổi thành quả, noãn biến đổi thành hạt nằm trong quả gọi là cây hạt kín.
Thực vật hạt kín là thực vật tiên hóa nhất trong giớ thực vật ngày nay.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)