Sinh học 7
Chia sẻ bởi Thái Thị Ngọc Oanh |
Ngày 15/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: sinh học 7 thuộc Sinh học 7
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 7 HKI – 2010-2011
Câu 1: So sánh hình thức sinh sản vô tính ở thủy tức và san hô?
Sự mọc chồi ở thủy tức và san hô hoàn toàn giống nhau. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ: ở Thủy tức khi trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập. Còn san hô, chồi cứ tiếp tục dính với cơ thể mẹ để tạo thành các tập đoàn.
Câu 2: Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?
_ Hình lá, dẹp, dài khoảng 2-5 cm.
_ Mắt, lông bơi tiêu giảm
_ Giác bám phát triển
_ Ruột phân nhánh, sinh sản lưỡng tính.
Câu 3: Đặc điểm cấu tạo ngoàiø của giun đất thích nghi với đời sống chui luồn trong đất như thế nào? Nêu lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt.
+ Đặc điểm cấu tạo ngoàiø của giun đất thích nghi với đời sống chui luồn trong đất:
_ Cơ thể hình trụ thuôn 2 đầu
_ Bên ngoài có chất nhày làm da trơn
_ Cơ thể phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên)
_ Có đai sinh dục và lỗ sinh dục đực, cái.
+ Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt:
_ Làm tơi, xốp đất, tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất
_ Làm tăng độ màu mỡ cho đất : do phân và chất bài tiết ở cơ thể giun thải ra.
Câu 4: Cấu tạo của trai sông thích ứng với lối sống tự vệ có hiệu quả?
Trai tự vệ bằng cách co chân, khép vỏ. Nhờ vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra để ăn được phần mềm của cơ thể chúng.
Câu 5: Trình bày những đặc điểm về lối sống và cấu tạo ngoài của tôm sông.
Trình bày các phần phụ và chức năng của Tôm ?
Cơ thể tôm gồm hai phần: đầu – ngực và bụng.
-– :
+Mắt kép và hai đôi râu: Định hướng phát hiện mồi.
+Các đôi chân hàm: Giữ và xử lí mồi.
+Các đôi chân ngực: Bắt mồi và bò.
-Phần bụng gồm:
+Các đôi chân bụng: Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng.
+Tấm lái: Lái và giúp tôm nhảy.
Câu 6: Nêu đặc điểm chung của động vật nguyên sinh.
Động vật nguyên sinh có đặc điểm chung là: cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng sống. Phần lớn: dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm. Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.
Câu 7: Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành Ruột Khoang ?
Đặc điểm chung: Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, Cấu tạo thành cơ thể có hai lớp tế bào, đều có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
Vai trò thực tiễn: Tạo nên một vẻ đẹp kì diệu cho biển, có ý nghĩa sinh thái đối với biển, là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng, làm vật trang trí, trang sức hóa thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.
Câu 8: Nêu tác hại của Giun Đũa với sức khỏe con người ? Nêu biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh.
+ Tác hại của Giun Đũa với sức khỏe con người:
Giun đũa gây hại cho sức khỏe con người ở chỗ: Lấy tranh thức ăn, gây tắc ruột, tắc ống mật và còn tiết ra độc tố gây hại cho cơ thể người. Sau nữa, một người mắc bệnh giun đũa sẽ trở thành một “ổ” để phát tán bệnh này cho cộng đồng. Vì thế ở nhiều nước phát triển, trước khi cho người ở nơi khác đến nhập cư, người ta yêu cầu họ phải tẩy rữa giun sán trước.
+ Biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người:
_ Giữ gìn vệ sinh cá nhân, cơ thể
_ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
_ Không ăn những thức ăn có ruồi nhặng bám vào
_ Khi ăn rau,củ,quả sống phải rửa thật kĩ để loại bỏ trứng giun
_ Một năm nên tẩy giun 2 lần.
Câu 9: Đặc điểm cấu tạo nào khiến chân khớp đa dạng về: tập tính và môi trường sống ?
Chân khớp đa dạng về môi trường sống và về tập tính là nhờ thích nghi rất cao và lâu dài với điều kiện sống thể hiện ở:
-Các phần phụ có cấu tạo thích nghi với từng môi trường sống như: ở nước là chân bơi, ở cạn là chân bò, ở trong đất là chân đào bới.
-Phần phụ miệng cũng thích nghi với các thức ăn lỏng, thức
Câu 1: So sánh hình thức sinh sản vô tính ở thủy tức và san hô?
Sự mọc chồi ở thủy tức và san hô hoàn toàn giống nhau. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ: ở Thủy tức khi trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập. Còn san hô, chồi cứ tiếp tục dính với cơ thể mẹ để tạo thành các tập đoàn.
Câu 2: Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?
_ Hình lá, dẹp, dài khoảng 2-5 cm.
_ Mắt, lông bơi tiêu giảm
_ Giác bám phát triển
_ Ruột phân nhánh, sinh sản lưỡng tính.
Câu 3: Đặc điểm cấu tạo ngoàiø của giun đất thích nghi với đời sống chui luồn trong đất như thế nào? Nêu lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt.
+ Đặc điểm cấu tạo ngoàiø của giun đất thích nghi với đời sống chui luồn trong đất:
_ Cơ thể hình trụ thuôn 2 đầu
_ Bên ngoài có chất nhày làm da trơn
_ Cơ thể phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên)
_ Có đai sinh dục và lỗ sinh dục đực, cái.
+ Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt:
_ Làm tơi, xốp đất, tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất
_ Làm tăng độ màu mỡ cho đất : do phân và chất bài tiết ở cơ thể giun thải ra.
Câu 4: Cấu tạo của trai sông thích ứng với lối sống tự vệ có hiệu quả?
Trai tự vệ bằng cách co chân, khép vỏ. Nhờ vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra để ăn được phần mềm của cơ thể chúng.
Câu 5: Trình bày những đặc điểm về lối sống và cấu tạo ngoài của tôm sông.
Trình bày các phần phụ và chức năng của Tôm ?
Cơ thể tôm gồm hai phần: đầu – ngực và bụng.
-– :
+Mắt kép và hai đôi râu: Định hướng phát hiện mồi.
+Các đôi chân hàm: Giữ và xử lí mồi.
+Các đôi chân ngực: Bắt mồi và bò.
-Phần bụng gồm:
+Các đôi chân bụng: Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng.
+Tấm lái: Lái và giúp tôm nhảy.
Câu 6: Nêu đặc điểm chung của động vật nguyên sinh.
Động vật nguyên sinh có đặc điểm chung là: cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng sống. Phần lớn: dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm. Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.
Câu 7: Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành Ruột Khoang ?
Đặc điểm chung: Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, Cấu tạo thành cơ thể có hai lớp tế bào, đều có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
Vai trò thực tiễn: Tạo nên một vẻ đẹp kì diệu cho biển, có ý nghĩa sinh thái đối với biển, là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng, làm vật trang trí, trang sức hóa thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.
Câu 8: Nêu tác hại của Giun Đũa với sức khỏe con người ? Nêu biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh.
+ Tác hại của Giun Đũa với sức khỏe con người:
Giun đũa gây hại cho sức khỏe con người ở chỗ: Lấy tranh thức ăn, gây tắc ruột, tắc ống mật và còn tiết ra độc tố gây hại cho cơ thể người. Sau nữa, một người mắc bệnh giun đũa sẽ trở thành một “ổ” để phát tán bệnh này cho cộng đồng. Vì thế ở nhiều nước phát triển, trước khi cho người ở nơi khác đến nhập cư, người ta yêu cầu họ phải tẩy rữa giun sán trước.
+ Biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người:
_ Giữ gìn vệ sinh cá nhân, cơ thể
_ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
_ Không ăn những thức ăn có ruồi nhặng bám vào
_ Khi ăn rau,củ,quả sống phải rửa thật kĩ để loại bỏ trứng giun
_ Một năm nên tẩy giun 2 lần.
Câu 9: Đặc điểm cấu tạo nào khiến chân khớp đa dạng về: tập tính và môi trường sống ?
Chân khớp đa dạng về môi trường sống và về tập tính là nhờ thích nghi rất cao và lâu dài với điều kiện sống thể hiện ở:
-Các phần phụ có cấu tạo thích nghi với từng môi trường sống như: ở nước là chân bơi, ở cạn là chân bò, ở trong đất là chân đào bới.
-Phần phụ miệng cũng thích nghi với các thức ăn lỏng, thức
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thái Thị Ngọc Oanh
Dung lượng: 36,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)