Sinh hoc

Chia sẻ bởi Đặng Thị Cúc | Ngày 12/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: sinh hoc thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN TRẢNG BOM
HỘI ĐỒNG BỘ MÔN TRUNG HỌC CƠ SỞ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN: SINH HỌC – LỚP 9
(((

I/ PHẦN TỰ LUẬN:
1. Bài thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
- Nêu biểu hiện của hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
- Nêu nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa
2.Bài ưu thế lai
- Ưu thế lai là gì?
- Nêu nguyên nhân ưu thế lai cao nhất ở F1
- Nêu phương pháp để duy trì ưu thế lai
- Nêu phương pháp chủ yếu tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi
- Giải thích tại sao không dùng con lai kinh tế để làm giống?
3. Bài môi trường và các nhân tố sinh thái
- Khái niệm môi trường
- Xác định các nhóm sinh thái của môi trường
- Khái niệm giới hạn sinh thái
- Vẽ sơ đồ giới hạn nhiệt độ của cá rô phi Việt Nam
4. Bài ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
- Sinh vật cùng loài có những mối quan hệ nào? Điều kiện xảy ra những mối quan hệ đó
- Vận dụng vào thực tiễn sản xuất: Trong trồng trọt, chăn nuôi cần làm gì để tránh xảy ra cạnh tranh làm giảm năng suất.
- Các sinh vật khác loài có những mối quan hệ nào? Cho ví dụ về từng mối quan hệ đó
5. Bài quần thể sinh vật
- Khái niệm quần thể sinh vật. cho ví dụ về quần thể sinh vật
- Nêu các đặc trưng của 1 quần thể sinh vật.
- Nêu các dạng tháp tuổi và các nhóm tuổi trong tháp tuổi
6. Bài quần thể người
- Nêu điểm khác nhau giữa quần thể người với quần thể sinh vật khác. Giải thích tại sao có điểm khác nhau đó?
- Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia
7. Bài hệ sinh thái
- Nêu khái niệm hệ sinh thái,Các thành phần của 1 hệ sinh thái
- Khái niệm về chuỗi thức ăn
- Ví dụ: Một quần xã sinh vật ở rừng gồm các loài sinh vật: Thỏ, sâu ăn lá, dê, cây cỏ, hổ, mèo rừng, chim ăn sâu, vi sinh vật. Hãy viết các chuỗi thức ăn có trong quần xã sinh vật này.
- Xác định các nhóm sinh vật trong 1 chuỗi thức ăn.
8. Bài tác động của con người đối với môi trường
- Hoạt động của con ngưới gây hậu quả xấu đối với môi trường tự nhiên như thế nào?
- Nêu các biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.
9. Ô nhiễm môi trường
- Khái niệm ô nhiễm môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
- Kể tên các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường
- Tác hại của ô nhiễm môi trường đối với con người
- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
- Tình hình môi trường ở địa phương Trảng Bom nói riêng , Đồng Nai nói chung như thế nào? Do những tác nhân nào gây ra?
10. Bài sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
- Tại sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên?
- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên như thế nào là hợp lí?
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Giới hạn chịu đựng về nhân tố nhiệt độ của cá rô phi Việt Nam là bao nhiêu?
a. 0oc – 42oc b. 3oc – 42oc c. 5oc – 42oc d. 5oc – 45oc
Câu 2: Nhiệt độ nào sau đây là cực thuận đối với cá rô phi Việt Nam?
a. 27oc b. 30oc c. 35oc d. 42oc
Câu 3: Tại điểm cực thuận, sinh vật có những biểu hiện tốt nào sau đây?
a. sinh sản b. sinh trưởng và phát triển
c. sinh sản và phát triển d. sinh sản, sinh trưởng và phát triển
Câu 4: Nhóm nhân tố nào sau đây đều là nhân tố vô sinh?
a. Mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất b. Nhiệt độ, ánh sáng, rắn hổ mang
c. Sâu ăn lá, thảm lá khô, gỗ mục d. Gió thổi, lượng mưa, không khí
Câu 5: Đối với mỗi loài vật, mỗi nhân tố sinh thái có đặc điểm nào sau đây:
a. Đều có giới hạn sinh thái giống nhau b. Đều có những tác động giống nhau
c. Có 1 giới hạn sinh thái khác nhau d. Đều
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Cúc
Dung lượng: 67,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)