SINH HOATNGAY NHA GIAO VIET NAM (GIAO AN HAY NHAT)

Chia sẻ bởi Trần Ngọc Anh Vũ | Ngày 03/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: SINH HOATNGAY NHA GIAO VIET NAM (GIAO AN HAY NHAT) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG PHỔ THÔNGTRUNG HỌC CƠ SỞ CHÂU VĂN LIÊM
TỔ NGỮ VĂN- BIÊN TẬP: TRẦN NGỌC ANH VŨ
Bụi phấn
CHÀO MỪNG QÚY THẦY CÔ ĐẾN THAM DỰ BUỔI HỌP MẶT NGÀY NHÀ GIÁO VN 20/11/2007
(TỔ NGỮ VĂN - BIÊN TẬP : TRẦN NGỌC ANH VŨ)

Bài học đầu tiên
MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 / 11
(TỔ NGỮ VĂN - BIÊN TẬP : TRẦN NGỌC ANH VŨ)
Giới aGioi thieu.mp3thiệu
Những bài học của cuộc sống
Câu chuyện về ba người thầy vĩ đại
Lược sử Slide 30ngày 20/11
NHữNG ĐƯờNG PHố MANG TÊN NHÀ GIÁO
LờI HAY Ý ĐẹP Về NGƯờI THầY
ĐỐ HỎI VỀ CHỦ ĐỀ NHÀ GIÁO VN
TR. CVL - TỔ NGỮ VĂN - BIÊN TẬP: TNAV. 2007
1) Người đầu tiên là một tên trộm. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả…
2) Người thầy thứ hai là một con chó. Khi ta ra bờ sông uống nước, có một con chó xuất hiện…

3) Người thầy cuối cùng là một đứa bé. Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé trên tay cầm một cây nến ñaõ thắp sáng …
Những bài học của cuộc sống
Câu chuyện về ba người thầy vĩ đại

Những bài học của cuộc sống
Câu chuyện về ba người thầy vĩ đạI ...
Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: "Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?"
Hasan đáp: "Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta:
1) Người đầu tiên là một tên trộm. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả…
…Nhưng cuối cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang khoét vách một căn nhà trong làng. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời: "Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một tên trộm."

Có lần ta đã suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không ngộ ra được một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết: "Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!"
Những bài học của cuộc sống
Câu chuyện về ba người thầy vĩ đạI…
2) Người thầy thứ hai là một con chó. Khi ta ra bờ
sông uống nước, có một con chó xuất hiện. Nó
cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng sông, nó thấy cái bóng của mình nhưng lại tưởng đó là một con chó khác. Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối cùng, mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất.

Ta hiểu đây là một thông điệp đã được gửi đến
cho ta: con người phải biết chiến
thắng nỗi sợ trong lòng bằng hành động.
Những bài học của cuộc sống
Câu chuyện về ba người thầy vĩ đạI …
Người thầy cuối cùng là một đứa bé.
Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé
trên tay cầm một cây nến dã thắp sáng để đặt
trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé: "Con tự thắp cây
nến này phải không?" Đứa bé đáp: "Thưa phải."
Đoạn ta hỏi: "Lúc nãy nến chưa thắp sáng,
nhưng chỉ một thoáng sau đã cháy sáng.
Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?"
Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói:
"Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài
bảo ánh sáng đã đi đâu?" Cái tôi ngạo nghễ của
ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta
cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát
của bản thân. Và từ đó ta vất đi tất cả những tự
hào về kiến thức của mình.
Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy,
nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là
một học trò.
Ta xem vạn vật là thầy. Tinh thần học
hỏi của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người.
Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia. Ta không có một người thầyvì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được mỗi khi có thể.
Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò. Điều này có nghĩalà gì? Nghĩa là có khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học để biết chấp nhận ý nghĩa của vạn vật.

NHữNG ĐƯờNG PHố MANG TÊN NHÀ GIÁO
Chu Văn An.
Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nguyễn Đình Chiểu.
Võ Trường Toản.
Dương Bá Trạc,
Dương Quảng Hàm,
DươngTụ Quán.
Hoàng Ngọc Phách.
Ñaëng Thai Mai.
Ñaøo Duy Anh.
Hoaøng Minh Giaùm
Nhaát Chi Mai
Chu Văn An người huyên Thanh Trì - Hà Nội. Nổi tiếng chính trực, học vấn uyên thâm. Ông đậu Thái học sinh và ở nhà dạy học. Gần xa theo học rất đông. Những người nổi danh đương thời như Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát... đều từng thụ giáo ông.
Chu Văn An còn làm tư nghiệp Quốc Tử Giám. Đời Trần Dụ Tông, gian thần làm nhiều điều vô đạo, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên. Vua không nghe. Ông lui về ở ẩn.
Sau khi mất (1370) Chu Văn An được thờ tại Văn Miếu, ngang hàng với các bậc hiền triết. Hà Nôi ngày nay có phố mang tên Chu Văn An.



Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1585, quê làng Cổ Am (nay thuộc Hải Phòng). Học giỏi, đỗ đầu 3 khoa (thi Hương, thi Hội, thi Đình). Là Trạng Nguyên, ông cũng chỉ làm quan 8 năm rồi về dạy học ở quê hương (bên dòng sông Tuyết Giang), được tôn xưng là "Tuyết Giang phu tử". Ông la thầy học của nhiều danh thần, danh sĩ: Lương Hưu Khánh, Phùng Khắc Khoan (trạng Bùng), Nguyễn Dữ (tác giả "Truyền kỳ mạn lục")..v.v.
Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại nhiều thơ văn (Hán, Nôm) ca ngợi đạo đức của con người chân chính và tố cáo sự thối nát của xã hội phong kiến đương thời.
Thủ đô Hà Nôi có phố Nguyễn Bỉnh Khiêm; Thành phố Hồ Chí Minh có tới 3 con đường mang tên ông (ở quận I, quận Gò Vấp, quận Thủ Đức).
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) là nhà thơ lớn của dân tộc, cũng là một nhà giáo (nhân dân thường gọi là Cụ Đổ Chiểu).
OÂng người vùng Gia Định 21 tuổi đỗ tú tài, đến 26 tuổi bi mù cả hai mắt. Từ đó, Nguyễn Đình Chiểu làm nghề dạy học. Bọn Pháp thấy OÂng có uy tín lớn trong dân chúng nên nhiều lần tìm cách mua chuộc nhưng trước sau, OÂng không cộng tác với quân cướp nước.
Hầu như ai cũng nhớ hai câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Nhiều tỉnh thành đã lấy tên Nguyễn Đình Chiểu đặt cho đường phố, cho trường học cuûa mình
Võ Trường Toản người huyện Bình Dương cũ (nay thuộc TP. HCM) ông học rộng đức cao, không cầu danh, chỉ ở ẩn dạy học. Võ Trường Toản là người thầy đã có công đào tạo nên một loạt danh sĩ đất Gia Định xưa. Nguyễn Ánh (sau là vua Gia Long) thường triệu ông đến giảng sách. ý muốn trọng dụng nhưng ông nhất định không nhận quan chức. Ông mất năm 1792 được ban mỹ hiệu: "Gia Định xử sĩ Sùng Đức Võ tiên sinh". Môn sinh của ông đã có đôi liễn tưởng niệm thầy. Dịch nghĩa là:
Khi sống, giáo huấn được người, không con như có.
Lúc chết, thanh danh để lại, tuy mất mà coøn.
Võ Trường Toản rất xứng đáng với danh xưng "Bách niên sư biểu" mà học giới Gia Định thời ấy đã dành cho ông. Võ Trường Toản được đặt tên cho hai con đường (ở quận 5 và quận Bình Thạnh TP. HCM)
Trường hợp hơi hiếm với giáo giới ta là: một gia đình ba anh em ruột cùng có tên trong sách giới thiệu "Đường phố thành phố Hồ Chí Minh" (Nhà xuất bản Văn hóa thông tin - tháng 7/2001). Ba anh em:
Dương Bá Trạc,
Dương Quảng Hàm,
Dương Tụ Quán,
Người làng Phú Thị, tỉnh Hưng Yên.
Thân phụ (Dương Trọng Phổ) là một cụ đồ, có những hoạt động yêu nước nên năm 1909, cụ bị Pháp đầy ra Côn Đảo. Được tha về, cụ tiếp tục dạy học.
Dương Bá Trạc được đặt tên cho một con đường ở quận 8 TP. HCM.

Dương Quảng Hàm là một nhà giáo liệt sĩ. Ông đã hy sinh tại Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến (tháng 12/1946). Dương Quảng Hàm là người thầy mẫu mực, được tôn kính về nhân cách, về học vấn. Ông đã viết nhiều sách giáo khoa (từ bậc tiểu học đến bậc trung học - có sách bằng tiếng Pháp).
Chỉ riêng cuốn "Việt Nam văn học sử yếu" đã là một công trình làm cho tên tuổi Dương Quảng Hàm được cả giáo giới và văn giới ngưỡng mộ từ hơn nửa thế kỷ qua. Saùch ra đời năm 1941, đến nay đã được tái bản 14 lần.
TP. HCM và thủ đô Hà Nội đều có đường phố Dương Quảng Hàm.
Dương Tụ Quán (1901 - 1969) là người em út. Thuở nhỏ học chữ Nho sau chuyển qua Tây học Từ 1921, làm thầy giáo dạy nhiều trường (ở Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội, Sơn Tây). là tác giả một số sách nghiên cứu văn, sử và dịch thuật.
Ở huyện Bình Chánh - TP. HCM, có một con đường mang tên Dương Tụ Quán.
Hoàng Ngọc Phách (1896 - 1973), người huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), ông là nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học. Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm Đông Dương, ông dạy học ở nhiều nơi, Lại ở trong ban tu thư của Bộ Giáo dục.
Nhiều tác phẩm của ông đã được xuất bản:
- Tố Tâm (1925), tái bản nhiều lần.
- Thời thế với văn chương (1941)
- Thơ văn Nguyễn Khuyến (hợp soạn 1957).
- Giai thoại văn học Việt Nam (1965).
- Quận Tân Bình (TP. HCM) và quận Đống Đa (Hà Nội) có đường phố Hoàng Ngọc Phách.
Đặng Thai Mai (1902 - 1984) quê: huyện Thanh Chương (Nghệ An), thân phụ là cụ Đặng Nguyên Cẩn, đỗ phó bảng, từng làm đốc học, nhưng do hoạt động yêu nước nên bị Pháp đầy ra Côn Đảo.
Oâng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm năm 1928. Sau đó, ông dạy trường quốc học Huế. Hai lần, ông bị chính quyền thực dân cầm tù vì tham gia Đảng Tân Việt (một trong các tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Đông Dương) - ra tù, ông dạy học ở Hà Nội.

Quận Phú Nhuận (TP. HCM) và quận Tây Hồ (Hà Nội) có đường, phố Đặng Thai Mai.

Đào Duy Anh (1904 - 1988) nguyên quán Tả Thanh Oai (Hà Đông cũ), từ đời ông nội, chuyển cư vào Thanh Hoá. Có bằng Thành chung (1923), ông làm giáo học tại Đồng Hời (Quảng Bình). Từ 1926, ông thôi dạy học, cộng sự với báo Tiếng dân (của cụ Huỳnh Thúc Kháng, 1927 tham gia Đảng Tân Việt; 1929 bị Pháp bắt; 1930 được trả tự do. Từ đó ông dạy tư ở Huế.
Sự nghiệp trước tác của ông cũng rất đồ sộ. Ông đã làm các bộ Từ điển (Hán Việt, Pháp Việt, Từ điển Truyện Kiều) cùng nhiều công trình nghiên cứu sử học, văn học và các lĩnh vực khác.
Quận Phú Nhuận (TP. HCM và quận Đống Đa (Hà Nội) có đường, phố Đào Duy Anh.
Hoàng Minh Giám tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm Đông Dương rồi làm giáo sư ở Huế, ở Phnom Pênh (Campuchia) - Sau ông từ chức, về dạy tư và làm phó hiệu trưởng trường tư thục Thăng Long ở Hà Nội.

Dưới chính thể Việt Nam dân chủ cộng hòa, ông được giao nhiều trọng trách trong Chính phủ và Quốc hội (Thư ký hội đồng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Văn hóa...).

TP. HCM có đường Hoàng Minh Giám ở quận Phú Nhuận.

Nhất Chi Mai (1934 - 1967), nhà giáo liệt sĩ. Tên thật: Phan Thị Mai, sinh tại Tây Ninh). Sau khi tốt nghiệp trường quốc gia sư phạm, cô làm giáo viên tiểu học ở trường Tân Định (Sài Gòn). Cô còn học Đại học văn khoa và cao đẳng Phật học Vạn Hạnh. Cô là người chị của hàng trăm trẻ em mồ côi, là người bạn của bao người nghèo tại các xóm lao động ngay nội ô Sài Gòn. Trước sự bạo tàn của quân xâm lược cô quyết lấy thân mình làm cây đuốc rực lửa, thúc đẩy đấu tranh chống Mỹ, Ngụy.
Ngày 8 tháng 4 Đinh Mùi (tức 16-5-1967), cô đã ngồi tự thiêu tại chùa Từ Nghiêm (Sài Gòn) để lại thư tuyệt mệnh và nhiều di bút.
Đường Nhất Chi Mai nằm ở quận Tân Bình (TP. HCM).
Việc những đường phố mang tên nhà giáo xuất hiện ngày càng nhiều những năm vừa qua đã làm rạng rỡ hơn bao giờ hết truyền thống của nhà giáo Việt Nam trong thời đại mới.
Liên Hoa (Báo GD&TĐ)
Giờ Học Cuối

Sân trường giờ học cuối
Cây phượng nở ngàn môi
Bao la nhìn mây trắng
Cháy rực trong men đời

Nôn nao giờ học cuối
Thầy kể chuyện văn thơ
Trò chép lời lưu niệm
Khúc khích cười trong mơ

Sân trường tung giấy vụn
Bàn ghế viết chia tay
Chú lao công quét rác
Cầm chổi rượt giấy bay
Ông thầy già đi tới
Nhìn lớp học đăm chiêu
Phút suy tư tuổi đỏ
Giờ tóc đã ban chiều

Chuông reo giờ học cuối
Chìm trong tiếng hoan hô
Chia tay thầy đứa khóc
Từng nhóm nhỏ hẹn hò
Trường tôi sao đẹp quá

Cây bông sứ rất già
Vẫn đơm hoa thơm ngát
Thầy ơi ! Con đi xa
Tan trường giờ học cuối
Thầy tóc trắng như hoa
Bông gốc già bông sứ
Hôn từng đứa con qua
Lan Cao
Lời hay ý đẹp về người thầy
* Dạy tức là học hai lần
G.GUIBE
* Trọng thầy mới được làm thầy
* Một gánh sách không bằng một giáo viên giỏi
NGẠN NGỮ TRUNG QUỐC
* Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc
NGẠN NGỮ BA TƯ
* Một ông thầy mà không dạy cho trò được việc ham muốn học tập thì chỉ là ñaäp búa trên sắt nguội mà thôi.
HORACEMAN
* Đem việc làm mà dạy người ta thì người ta theo; chỉ đem lời nói mà dạy người ta thì người ta không phục.
ĐỆ NGŨ LUẬN
* Người cha chính là thầy dạy đầu tiên của đứa trẻ
T. THORE
* Phải tôn kính thầy dạy mình, bởi lẽ nếu cha mẹ cho ta sự sống thì chính các thầy giáo cho ta phương cách sống đàng hoàng tử tế.
PHILOXÊNE DE CYTHÊRÈ
* Nào có ai dạy giỏi hơn con kiến, thế mà nó chẳng cần nói một lời nào.
BENJAMIN FRANKLIN
* Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
* Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.
TỤC NGỮ VIỆT NAM
(Theo báo GD&TĐ)
Lược sử ngày nhà giáo VN
Tháng 01 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).
Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo

Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên(Thủ đô nước áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có cả Công đoàn Giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Ngày 20/11/1958, lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta.
Ý nghĩa của ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với giáo giới Việt Nam. Song ngày 20 -11 đã trở thành truyền thống với nội dung mới của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam.
Chính vì thế theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Nội dung Quyết định có những điều khoản như sau:
Điều 1: Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20 - 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Điều 2: Để ngày Nhà giáo Việt Nam có ý nghĩa thiết thực hàng năm, từ tháng 10 các cấp chính quyền và đoàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình; kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cần tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và năng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo.
Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt hơn nhiệm vụ cao cả của mình.
Điều 3: Việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Uỷ ban nhân dân và Hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp của ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.
Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Điều 4: Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các hoạt động của nhà trường và của địa phương.
Ngày 20 tháng 11 năm 1982, là Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta, và từ đó dến nay, đây là ngày để học trò thể hiện tình cảm quý mến, kính trọng với thầy giáo, cô giáo - những người đã dày công vun đắp cho chúng ta - những cây đời mãi mãi xanh tươi./.
PHẦN GIỚI THIỆU VỀ
VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM
.
Vǎn Miếu được xây dựng tháng 10/1070 để làm
nơi thờ các thánh hiền đạo Nho (Khổng Tử,
Mạnh Tử, Chu Van An...).

Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính, trên cổng
có chữ Vǎn Miếu Môn, dưới cổng là đôi rồng đá mang phong cách đời Lê Sơ (thế kỷ 15).
VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM
Sáu nǎm sau (1076), nhà Quốc Tử Giám được xây ở kề sau Vǎn Miếu, ban đầu là nơi học của các Hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ. Vǎn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch. Bên trong cũng có những lớp tường ngǎn ra làm nǎm khu.
Lối đi ở giữa dẫn đến cổng Đại Trung Môn mở đầu cho khu thứ hai. Hai bên có hai cổng nhỏ. Vẫn lối đi ấy dẫn tới Khuê Vǎn Các (gác có vẻ đẹp của sao khuê, chủ về vǎn học), hai bên gác cũng có hai cổng nhỏ.
Khu thứ ba từ gác Khuê Vǎn tới Đại Thành Môn, ở giữa khu này có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tỉnh (Giếng trời trong sáng) có tường bao quanh. Hai bên hồ là hai khu vườn bia, nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ (nǎm 1993 với sự tài trợ một phần của một tổ chức doanh nghiệp Mỹ, Ban quản lý Vǎn Miếu đã dựng được tám ngôi nhà che cho các bia này). Tiến sĩ là những người đỗ cao trong các kỳ thi Đình. Ngày trước người đi học sau khoảng 10 nǎm đèn sách đủ vốn chữ để dự thi Hương (tức khoa thi tổ chức liên tỉnh,
Hoàng hậu Sofia thăm Quốc Tử Giám
Cứ ba nǎm mở một khoa thi, đạt điểm cao ở kỳ thi này được học vị cử nhân. Nǎm sau các ông cử tới kinh đô dự kỳ thi Hội. Những người đủ điểm chuẩn sẽ dự tiếp kỳ thi Đình (thi Hội và thi Đình thực ra là hai giai đoạn của một cuộc thi). Trúng tuyển cuộc thi này được gọi là Tiến sĩ. Đỗ Tiến sĩ có thể được bổ làm quan. Hiện có 82 bia, xưa nhất là bia ghi về khoa thi nǎm 1442 , muộn nhất là bia ghi về khoa thi nǎm 1779 . Đó là những di vật quí nhất của khu di tích.
Bước qua cửa Đại Thành là tới khu thứ tư. Một cái sân rộng, hai bên là hai dãy nhà tả vu, hữu vu, vốn dựng làm nơi thờ các danh nho. Cuối sân là nhà Đại bái và Hậu cung kiến trúc đẹp và hoành tráng. Tại đây có một số hiện vật quí: bên trái có chuông đúc nǎm 1768, bên phải có một tấm khánh đá, trên mặt có khắc bài vǎn, nói về công dụng của loại nhạc khí này.
ĐỐ HỎI VỀ CHỦ ĐỀ NHÀ GIÁO VN ?
Vǎn Miếu được xây dựng tháng ………... để làm
nơi thờ các thánh hiền đạo Nho (………………………………………………………..).
10/1070
Kh?ng T?, M?nh T?, Chu Van An
Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính, trên cổng
có chữ……….………. , dưới cổng là đôi rồng đá mang phong cách đời Lê Sơ (thế kỷ…..).
VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM
Van Mi?u Môn
15
Sáu nǎm sau ( 1076 ), nhà Quốc Tử Giám được xây ở sau Vǎn Miếu , ban đầu là nơi học của các Hoàng tử , sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ. Vǎn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch. Bên trong cũng có những lớp tường ngǎn ra làm nǎm khu.
1076
k? sau Van Mi?u
Hoàng tử
Lối đi ở giữa dẫn đến cổng Đại Trung Môn mở đầu cho khu thứ hai. Hai bên có hai cổng nhỏ. Vẫn lối đi ấy dẫn tới Khuê Vǎn Các (gác có vẻ đẹp của sao khuê, chủ đề vǎn học), hai bên gác cũng có hai cổng nhỏ.
D?i Trung Môn
Khuê Văn Các
v? đ?p c?a sao Khuê ch? đ? van h?c
Khu thứ ba từ gác Khuê Vǎn tới Đại Thành Môn, ở giữa khu này có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tỉnh (Giếng trời trong sáng) có tường bao quanh. Hai bên hồ là hai khu vườn bia, nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ (nǎm 1993 với sự tài trợ một phần của một tổ chức doanh nghiệp Mỹ, Ban quản lý Vǎn Miếu đã dựng được tám ngôi nhà che cho các bia này). Tiến sĩ là những người đỗ cao trong các kỳ thi Đình. Ngày trước người đi học sau khoảng 10 nǎm đèn sách đủ vốn chữ để dự thi Hương (tức khoa thi tổ chức liên tỉnh,
Hoàng hậu Sofia thăm Quốc Tử Giám
Thiên Quang T?nh
vu?n bia
1993
Ti?n si
Cứ ba nǎm mở một khoa thi, đạt điểm cao ở kỳ thi này được học vị cử nhân. Nǎm sau các ông cử tới kinh đô dự kỳ thi Hội . Những người đủ điểm chuẩn sẽ dự tiếp kỳ thi Đình (thi Hội và thi Đình thực ra là hai giai đoạn của một cuộc thi). Trúng tuyển cuộc thi này được gọi là Tiến sĩ. Đỗ Tiến sĩ có thể được bổ làm quan. Hiện có 82 bia, xưa nhất là bia ghi về khoa thi nǎm 1442 , muộn nhất là bia ghi về khoa thi nǎm 1779 . Đó là những di vật quí nhất của khu di tích.
c? nhân
thi H?i
thi Dình
1442
1779
HẾT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngọc Anh Vũ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)