Sinh 9 HKII

Chia sẻ bởi Mai Nhật Linh | Ngày 16/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: Sinh 9 HKII thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

Mai Nhật Linh 92


TRƯỜNG THCS THANH TÂN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HKII (NH 2015-2016).
MÔN SINH 9

I.MỤC TIÊU:
Hệ thống hóa kiến thức các chương I,II,III,IV. Giúp học sinh nắm vững kiến thức đã học để chuẩn bị kiểm tra học kì II.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III..CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Chương VI :ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
Bài 34:THOÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN VÀ GIAO PHỐI GẦN
Câu 1. Thoái hoá giống là gì ?
Trả lời : Là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém bộc lộ tính trạng xấu, năng suất giảm.
Câu 2.Nêu nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa .
Trả lời :Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hóa vì tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại .
Câu 3.Trong chọn giống người ta dùng 2 phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì ?
Trả lời :Để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn ,tạo dòng thuần .
Bài 35:ƯU THẾ LAI.
Câu 4.Ưu thế lai là gì ?Nêu nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai ?Tại sao không dùng con lai F1 để làm giống ?
Trả lời :
- Ưu thế lai: là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng
nhanh , phát triển mạnh , chống chịu tốt , các tính trạng về năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.
- Nguyên nhân:
+ Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1 là một nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai
+ Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ.
- Không dùng con lai F1 để làm giống vì : Vì ở đời sau có hiện tượng phân li tạo ra các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn có hại, vì vậy số cặp gen dị hợp giảm nên ưu thế lai giảm.
Câu 5. Cơ sở di truyền học của ưu thế lai.
- Về phương diện di truyền, tính trạng số lượng ... do nhiều gen trội quy định.
- F1 dị hợp các cặp gen trong đó mỗi cặp gen, gen trội lấn ác gen lặn.
Câu 6.Lai kinh tế là gì ? Vì sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống?
Trả lời :
- Lai kinh tế là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm ,không dùng nó làm giống.
- Không dùng con lai kinh tế để làm giống vì có sự phân li các gen dẫn tới sự gặp nhau của các gen lặn gây hại.
PHẦN II:SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Chương I.SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Bài 41.MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Câu 7 .Môi trường sống của sinh vật là gì ? Có mấy loại môi trường sống.
Trả lời:
Môi trường sống của SV:
- Môi trường sống: là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật.
- Có 4 loại môi trường chủ yếu:
+ Môi trường nước: cá, tôm, cua, thủy sinh,…
+ Môi trường trên mặt đất, không khí: chó, mèo, tre, xoài, con người…
+ Môi trường trong đất: chuột chù, giun đất, vi sinh vật,…
+ Môi trường sinh vật: bọ chét, dây tơ hồng, tầm gửi, cái ghẻ…
Câu 8.Nêu các nhân tố sinh thái của môi trường?
Trả lời:
Các nhân tố sinh thái của môi trường:
- Nhân tố vô sinh : t° , ánh sáng, độ ẩm...
- Nhân tố hữu sinh:
+ Nhân tố sinh vật: Các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật.
+ Nhân tố con người:
Tác động tích cực: cải tạo , nui dưỡng...
Tác động tiêu cực: săn bắt , đốt phá...
Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay đổi theo từng môi trường và thời gian.
Câu 9.Giới hạn sinh thái là gì ?cho ví dụ.
Trả lời:
- Giới hạn sinh thái: là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định.
VD: Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi Việt Nam. Từ 5,60 C - 420 C
Bài tập .Hãy vẽ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Nhật Linh
Dung lượng: 132,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)