Sinh 7 tiết 18

Chia sẻ bởi Trần Quốc Ánh | Ngày 15/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: Sinh 7 tiết 18 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Nguyễn Khuyến
Họ và tên…………………………lớp 7/….
KIỂM TRA 1TIẾT
MÔN: SINH HỌC 7 (Đề A)
Tuần 12
Tiết 18


Điểm
Lời phê của thầy cô
Duyệt


A.TRĂC NGHIỆM: (3đ)
I/ Khoanh tròn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Loài ruột khoang nào khi sinh sản cá thể con không tách rời cơ thể mẹ?
a. Thuỷ tức. b. Sứa. c. Hải quỳ d. San hô.
Câu 2.Tác hại của giun móc câu đối với con người:
a.Bám vào tá tràng hút chất dinh dưỡng làm người bệnh xanh xao, gầy yếu.
b.Gây ngứa ngáy ở hậu môn .
c.Gây viêm loét thành ruột.
d .Đau bụng đi ngoài.
Câu 3.Đặc điểm giống nhau giữa Giun kim, sán dây, sán lá gan là:
a.Sống tự do b.Sống kí sinh.
c.Ấu trùng phát triển ở một vật chủ. d.Cơ thể có đối xứng hai bên.
Câu 4. Khi nào người bị nhiễm trứng giun đũa:
a. Ăn rau sống quả tươi chưa rửa sạch. b.Ăn thức ăn có ruồi, kiến đậu vào.
c. Đi chân đất. d.Cả a, b đúng.
Câu 5. Sán lá gan kí sinh ở đâu?
a. Gan, mật lợn. b. Gan, mật trâu bò.
c. Ruột non lợn. d. Ruột non trâu, bò.
Câu 6. Loài nào sau đây có cơ thể phân tính?
a. Sán lá máu. b. Sán lá gan.
c. Giun đất. d.Sán dây.
Câu 7. Nhóm động vật nào sau đây thuộc ngành giun tròn?
a. Giun đỏ, rươi, giun đũa. b. Giun kim, giun chỉ, giun móc câu.
c. Giun tóc, đĩa, giun móc câu. d. Giun đũa, giun móc câu, giun đỏ.
Câu 8. Khi mổ động vật không xương sống bao giờ cũng mổ ở:
a. Mặt bụng. b. Mặt lưng. c. Phần đầu. d. Phần đuôi.
II/ Lựa chọn cụm từ ở cột B để hoàn thành mỗi câu ở cột A ( viết vào phần .........................ở cột A )
Cột A
Cột B

1.Cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu ,có khoang cơ thể chưa chính thức, là động vật thuộc ngành........................
Giun đốt

2.Cơ thể phân đốt,có khoang cơ thể chính thức .Bắt đầu có hệ tuần hoàn ,hệ thần kinh, là động vật thuộc ngành.........................
Giun dẹp

3.Cơ thể có đối xứng toả tròn, ruột dạng túi, là động vật thuộc ngành...................
Giun tròn

4.Cơ thể dẹp đối xứng hai bên ,ruột phân nhánh , là động vật thuộc ngành...................
Ruột khoang

B.TỰ LUẬN: ( 7đ )
Câu 1. Trình bày các bước mổ giun đất.( 2đ )
Câu 2. Đặc điểm cấu tạo nào của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh?(2đ )
Câu 3. Trình bày vòng đời của giun đũa? Cách phòng, chống bệnh giun đũa kí sinh ở người?( 3đ )






Trường THCS Nguyễn Khuyến
Họ và tên…………………………lớp 7/….
KIỂM TRA 1TIẾT
MÔN: SINH HỌC 7 (Đề B)
Tuần 12
Tiết 18


Điểm
Lời phê của thầy cô
Duyệt

A.TRẮC NGHIỆM: (3đ)
I/ Khoanh tròn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1.Khi mổ giun đất cần xác định mặt lưng, mặt bụng của giun vì:
a.Khi mổ động vật không xương sống phải mổ ở mặt lưng.
b.Nhờ xác định mặt lưng,mặt bụng mà quan sát được cấu tạo trong của giun.
c.Xác định được đai sinh dục, lỗ sinh dục.
d. Mặt lưng dể mổ hơn mặt bụng.
Câu 2.Nhóm động vật thuộc ngành giun dẹp sống kí sinh, gây hại cho người và động vật:
a.Sán lá máu, giun đũa, giun kim. b.Sán lá máu ,sán bã trầu, sán dây.
c.Giun móc câu, giun kim, sán dây. d.Sán bã trầu, giun chỉ, giun đũa.
Câu 3.Khi mổ giun đất sẽ thấy giữa thành cơ thể và thành ruột có một khoang trống chứa dịch, đó là:
a.Dịch ruột. b.Thể xoang. c.Dịch thể xoang. d.Máu của giun.
Câu 4.Sán nào sau đây nhiều đốt, mỗi đốt chứa một cơ quan sinh dục lưỡng tính:
a.Sán bã trầu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quốc Ánh
Dung lượng: 88,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)